Người du ca chính hiệu

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 3824

Trịnh Công Sơn là một người du ca. Thế nào là người du ca?

Người du ca là một nghệ sĩ đặc biệt đứng giữa âm nhạc và thi ca, đúng hơn, người du ca là một thi sĩ nhiều hơn là một nhạc sĩ.

Người du ca thường khi xuất hiện và nổi bật trong những thời đại được coi là u uất nhiễu nhương, những thời đại mà tiếng nói con người bị lấn át, tự do con người bị cường chế, giá trị con người bị hạ thấp, hạnh phúc con người bị tước đoạt và ước vọng con người bị bao vây.

Ðó là một nghệ sĩ hơn tất cả các nghệ sĩ, thong dong như gió thoảng, thoát vượt ra ngoài mọi ước lệ thường tình của xã hội.

Ngao du từ làng thôn đến thị trấn, lang thang nơi cỏ hoa và trăng sao, len lỏi trong các tầng lớp quần chúng, trình diễn lấy những sáng tác của mình.

Ở những sân khấu bất chợt, trong ngõ hẻm, ngoài phố chợ, nơi sân đình, giữa vòng vây của những đám đông được kết hợp liên lạc bằng những đau khổ chung và những ước vọng chung.

Với một nhạc khí mộc mạc, những âm thanh đạm bạc và những lời lẽ hồn nhiên, người du ca là người tình của đám đông thua thiệt, là nỗi lòng của quần chúng uất ức: một biến cố sát cận, một bất bằng bên đường đập mạnh vào tâm não người du ca và trở thành nhúng tác phẩm, nhanh chóng và dễ dàng như nắng mưa đổi thay nơi miền nhiệt đới.

Người du ca là gã bán rong âm nhạc cho nhũng người tiêu thụ nghèo hèn nên ý tưởng trong du ca phải diễn đạt qua những ngôn từ dân gian với những hình ảnh nhan nhản hằng ngày, nhận ngay và hiểu ngay, nên âm nhạc trong du ca cũng phải là những phảng phất của những âm điệu dân ca, với những nhạc đồ giản dị mong manh, dễ hát và dễ nhớ.

Thành thử những tác phẩm du ca có thể là những tác phẩm yếu hơi, dễ dãi, sơ sài, những tác phẩm thành hình trong một thoảng cảm hứng nhất thời, những tác phẩm như những ký tự ghi chép vội vàng trên một trang giấy tình cờ, và thả bay ngay theo thời thế.

Quan niệm về người du ca tuy đã biến đổi rất nhiều qua mỗi thời đại, nhưng tựu trung, tinh thần du ca vẫn vậy.

Du ca vẫn là những thể hiện sống động vì là những thể hiện đầu tiên của tâm tình một quần chúng đông đảo trong một xã hội bi đát, tang thương.

Trong tinh thần này, Trịnh Công Sơn là một người du ca chính hiệu.

Tô Thùy Yên

Theo trinh-cong-son.com

Các bài viết khác:
Bản tình ca không biên giới...
Bản tình ca không biên giới...

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 ca khúc, trong đó phần lớn là tình ca. Như nhạc sĩ Thanh…

Tình yêu có lý lẽ riêng...
Tình yêu có lý lẽ riêng...

 Ít ai biết rằng, “Đâu phải bởi mùa thu” – một trong những ca khúc về mùa thu hay nhất của nhạc sĩ Phú Quang từng bị “tuýt còi” 10 năm trời trước khi được chính thức đưa ra biểu…

Chỉ nhìn em thoáng qua một giây phút thôi
Chỉ nhìn em thoáng qua một giây phút thôi

Niệm khúc cuối khiến cho người nghe bỗng thấy trái tim thắt đau mà tâm hồn nhẹ bỗng; mỗi lần nghe là mỗi lần giải thoát nỗi lòng và để quay trở lại một thời đã yêu.

Tiểu sử Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.

Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Xem chi tiết

Sáng tác của Trịnh Công Sơn
Diễm xưa

1. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp [Am] cổ Dài tay em [C] mấy thuở mắt xanh [Dm] xao...

Còn tuổi nào cho em

1. Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều [Em] nay Tuổi nào ngồi [E7] hát mây bay ngang [Am] trời...

Hạ trắng

1. Gọi [Am] nắng, trên vai em gầy đường xa áo [Dm] bay Nắng qua mắt buồn , lòng hoa...

Một cõi đi về

1. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra [Em] đi [Am] Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi [Em] mệt...

Cát bụi

1. Hạt bụi [Am] nào hóa kiếp thân tôi Để một [Dm] mai vươn hình hài lớn [Am] dậy [E7]...