Nhớ đến một người để nhớ mọi người

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 3379

Bây giờ viết điều gì về Trịnh Công Sơn đều rất dễ bị sáo bởi có quá nhiều người xưng tụng ông. Nhưng thôi thì cứ theo một câu ca của ông: “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”, đó là những thanh niên xung phong tuổi từ mười sáu trở lên, sau năm 1975 đi trồng khoai, trồng bắp ở Nông trường Sơn Thành, Phú Yên. Hiện họ đã con đàn, cháu đống.

Những ông bà nội ngoại này hằng năm đến dịp ngày 1-4, ngày mất Trịnh nhạc sĩ, thay phiên nhau làm buổi lễ nho nhỏ tưởng niệm ông, sau là hát nhạc Trịnh, hát để nhớ một thời trai trẻ thiếu cơm thiếu áo nhưng yêu thì mãnh liệt chân tình. Họ chỉ hát mộc với guitar thùng, thú chơi “không đụng hàng” ai lúc này.

Tranh: VIIP 

Tôi nhớ thời karaoke mới xuất hiện, khi ấy chưa có DVD, tôi đang dạy học ở Nông trường Sơn Thành, nhận sự ủy thác của nhóm thanh niên xung phong đến thị xã Tuy Hòa, nay là thành phố Tuy Hòa, thu chọn lọc hai băng Akai toàn nhạc Trịnh.

Tới quán karaoke, nhóm người mê Trịnh thủ sẵn băng nhạc bỏ vô máy hát cho thỏa ý. Tôi nhỏ tuổi hơn nhưng vì có công đi thu băng nên cuộc đi hát nào tôi cũng được ké, ké hát ké rượu. Điều thú vị, ngày mất nhạc sĩ tài hoa chỉ sống nhỉnh hơn một vòng hoa giáp (1939-2001) này là ngày giải phóng Phú Yên, ngày Cá tháng tư và cũng là ngày cho nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên.

Đại diện nhóm thanh niên xung phong là chị Hoàng Khôi (chồng tên Khôi, vợ tên Hoàng), lập bàn thờ giỗ Trịnh Công Sơn. Mấy tay đàn ông coi chuyện ấy là thứ đồng bóng nhưng chị Hoàng Khôi thành thật: “Anh Sơn là người tôi không thân thích, chưa hề gặp mặt, chỉ vì yêu nhạc của anh mà mỗi năm tôi làm giỗ để tưởng nhớ, cũng là cái cớ để mấy ổng tụ họp hát hò.

Không riêng gì tổ chức ở nhà tôi, nhà ông nào “đăng cai” là tôi tới, mang theo ảnh anh Sơn, lập bát hương và làm gà cúng”. Chị hát nhạc Trịnh cũng khá hay nhưng có tật giành ca dù không uống giọt rượu nào để đổ thừa do say.

Nhạc Trịnh dễ bắt chước hát theo, nhất là hát theo ca sĩ Khánh Ly, nên ai cũng hát được đôi bài dù không rành nhạc. Có lẽ vì giai điệu nhạc Trịnh luôn thuận theo âm tiếng Việt, với âm trắc nhạc cất lên cao, đến âm bằng chắc chắn hòa âm xuống thấp. Hãy thử một câu nhé: “Gọi nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay” (Hạ trắng). Bạn đọc có thấy đúng vậy không.

Tuy nhiên nhạc Trịnh rất khó nhớ trọn một bài vì lời ca có phần siêu thực; cái đẹp, nỗi buồn được nâng lên tầm triết học và nhiều liên văn bản phía sau ca từ. Nếu vì không thuộc, không ai hát thì chị Hoàng Khôi hát, chị nhớ rất nhiều bài. Tôi nói chị “giành ca” là vậy. Một ông bạn nói mỉa: “Bả mê đến nỗi phải giỗ ổng thì thuộc nhiều bài là đúng rồi”.

Đó là nói chuyện trước đây chứ giờ vô mấy trang web nhạc chép lời, in thành tập, khỏi phải gồng đầu nhớ.

Năm nào nhà ai tổ chức hát nhạc Trịnh, sáng ra đều có người khen: “Khi hôm ai hát mà hay thế” chứ không bị chê như mấy dàn nhạc sống lưu động điếc tai xóm làng hiện nay. Hiếm có nhạc sĩ được người đời yêu mến làm giỗ hằng năm như Trịnh Công Sơn. Tôi không khỏi có ý nghĩ ghen tị với ông: “Ông Sơn, ông sống được nhiều người yêu, nhất là phụ nữ. Ông chết lại càng được nhiều người yêu mến ông hơn nữa”.

Một số anh em mê nhạc Trịnh ấy, chung “chiến hào khoai sắn” ngày xưa, nay đã già nhưng chắc vì chưa già lắm nên khó tính, hay xét nét và giận hờn. Đừng nghĩ người già không giận nhau, nhưng rồi nhờ nhạc mà làm hòa. Vâng, như một câu ca trong nhạc Trịnh “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau” kia mà, giận lâu chi tổn thọ.

Theo tuoitre.vn           

Các bài viết khác:
Dạ cổ hoài lang-  tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm
Dạ cổ hoài lang- tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm

Dạ cổ hoài lang là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên…

Sau nửa thế kỷ tìm được tác giả ca khúc “Ngôi sao ban chiều”
Sau nửa thế kỷ tìm được tác giả ca khúc “Ngôi sao ban chiều”

“Ngôi sao ban chiều” là một ca khúc mà tất cả các bạn trẻ thời chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc đều rất yêu quý.

Văn Cao với ca khúc Mùa xuân đầu tiên
Văn Cao với ca khúc Mùa xuân đầu tiên

VĂN THAO… Tôi tập tễnh bước một leo lên cầu thang ngôi nhà số 108 phố Yết Kiêu vào một ngày giáp tết năm 1976. Đã sang tiết xuân, trời nắng nhẹ mà vẫn lạnh. Tiếng đàn dương cầm vọng…

Tiểu sử Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.

Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Xem chi tiết

Sáng tác của Trịnh Công Sơn
Diễm xưa

1. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp [Am] cổ Dài tay em [C] mấy thuở mắt xanh [Dm] xao...

Còn tuổi nào cho em

1. Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều [Em] nay Tuổi nào ngồi [E7] hát mây bay ngang [Am] trời...

Hạ trắng

1. Gọi [Am] nắng, trên vai em gầy đường xa áo [Dm] bay Nắng qua mắt buồn , lòng hoa...

Một cõi đi về

1. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra [Em] đi [Am] Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi [Em] mệt...

Cát bụi

1. Hạt bụi [Am] nào hóa kiếp thân tôi Để một [Dm] mai vươn hình hài lớn [Am] dậy [E7]...