Anh Việt Thanh

Anh Việt Thanh là một nhạc sĩ trẻ viết nhạc vàng trước 1975 tại miền Nam Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm được thâu trong Băng nhạc Kim Đằng của nhạc sĩ Vinh Sử như Vùng lá me bayLính thích 33... Ngoài ra, ông còn đồng tác giả một số ca khúc của các nhạc sĩ khác như Mưa đêm tỉnh nhỏChuyện mưa mâyVề Tiền Giang quê em.

Theo tự thuật, ông cho biết mình là con nuôi nhưng mãi sau khi cha mẹ nuôi mất ông mới biết được sự thật, vì vậy cho đến nay ông vẫn chưa biết rõ cha mẹ thật của mình cũng như tên thật, ngày sinh, quê quán. Bút danh của ông là do đặt theo thần tượng là nhạc sĩ nổi tiếng Anh Việt Thu. Ngoài ra ông còn có một người bạn cũng có bút danh gần giống là Anh Việt Phương (Dạ Vũ Nhân).

Nhạc của Anh Việt Thanh chủ yếu sử dụng nhịp Blues nức nở, ngập ngừng, xuyên qua từng câu từng đoạn với cung la thứ. Thỉnh thoảng có một số bài viết theo nhịp Boléro như Hẹn em ngày vềPhố cũ người xưa... Nhìn chung nhạc của ông là viết theo chiều hướng hiện đại phục vụ cho giới mộ điệu trẻ như sinh viên, học sinh Sài Gòn lúc đó. Một số bài hát của ông được Đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội với các giọng ca thể hiện như Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Phong, Phương Hoài Tâm...

Vùng lá me bay là tác phẩm cuối cùng được Anh Việt Thanh viết trong khoảng mùa hè đỏ lửa 1972.

Sau năm 1975, ông được người bạn là nhà thơ Minh Hồ bảo lãnh sang Pháp. Hiện nay ông là hội viên chính thức Hội âm nhạc quốc tế Sacem (Pháp) và dạy hàm thụ nhạc lý cho các đồng hương người Việt sống tại đây.

Theo wikipedia.org

Sáng tác của Anh Việt Thanh
Mưa đêm tỉnh nhỏ

1. Trời đổ [Am] mưa cho phố vắng mênh mông khơi lòng bao nỗi nhớ Trời làm [Dm] mưa, cho...

Vùng lá me bay

Intro: theo trình bày của ca sĩ Như Quỳnh [Am][Em][Am] - [Am][F][G][C] [C][Em][G] - [A7][Dm][E7][Am] 1. Nhìn lá me [Am]...

Giã từ thành phố

1. Trả lại cho thành [Am] phố những [C] ngày rong chơi đây [E7] đó [Am] Trả lại người [Dm]...

Liên khúc Vùng lá me bay & Dấu chân kỷ niệm

1. Nhìn lá me [Am] bay nhớ kỷ [Em] niệm hai chúng [Am] mình Ngày đó quen [F] nhau vương...

Lính thích 33

Lính thích [D] 33 [G] như thích đi hành [D] quân Đời lính vui buồn ai nào [Bm] biết [A]...

Bài viết liên quan