Huyền Linh

Huyền Linh là một nhạc sĩ, nghệ sĩ cải lương người Việt Nam, đồng tác giả với Hoài An một số ca khúc trước năm 1975 như Trăng về thôn dã, Tình người lữ thứ, Hương nhạc tình quê.

Huyền Linh tên thật là Nguyễn Xuân Cần, sinh năm 1927 tại Hải Phòng. Con một gia đình kinh doanh trung lưu, cha ông thường xuất ngoại sang Pháp và các nước khác. Tuy nhiên đến năm 11 tuổi mẹ mất, cha ông tục huyền, ông thường xung khắc với mẹ kế nên vài năm sau đã đưa em gái 2 tuổi bỏ nhà ra đi, được nhận làm trợ giáo để nuôi em và học hành.

Năm 16 tuổi, ông được trưởng đoàn cải lương Hiệp Thành cho thổi kèn trompet trong đoàn và hướng dẫn cho về cách sử dụng guitar, trống, madoline, ngoài ra còn được học hoà âm, sáng tác với Phạm Ngữ.

Năm 18 tuổi, ông thành lập đoàn ca kịch Tự Do ở Đà Nẵng. Huyền Linh và Châu Kỳ là hai diễn viên sáng chói của đoàn lúc đó. Cũng trong năm này (1945), ông bắt đầu sáng tác nhạc.

Năm 1954, ông di cư vào miền Nam. Cùng với Phó Quốc Thăng, Phó Quốc Lân, Trịnh Hưng... thành lập ban nhạc Lửa Hồng có giờ biểu diễn hàng tuần trên Đài phát thanh Sài Gòn. Một số ít ca khúc viết trước đây của ông được phổ biến và quần chúng yêu thích như Cung đàn lữ thứ, Mưa đêm.... Tiếp theo, ông cùng nhạc sĩ Hoài An soạn những ca khúc đồng quê, lời ca trữ tình như Trăng về thôn dã, Hương nhạc tình quê, Tình người lữ thứ... Năm 1957, ông viết nhạc cảnh Tình người ngư phủ, năm 1962 làm đạo diễn và đóng vai chính với nữ diễn viên Linh Sơn.

Hiện ông đang sống tại Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

Theo wikipedia.org

Sáng tác của Huyền Linh
Trăng về thôn dã

1. Mây trắng [Am] bay qua khi trăng dần lan Muôn câu hò nhịp nhàng khắp thôn [Dm] trang Đoàn...

Ghé bến Sài Gòn

1. Cùng nhau đi [A] tới Sài Gòn cùng nhau đi tới Sài Gòn Thủ đô yêu [A7] dấu nước...

Tan vỡ

Bao nguồn vui đã [C] tắt, lòng [Em] chết theo ngàn [Am] tiếng ca [Dm] Nghe niềm đau ray [G7]...

Mưa đêm

1. Mưa [Em] đêm hiu hắt qua hiên buồn rơi Vương vấn tâm tư đầy [Am] vơi đường về nhà...

Cung đàn lữ thứ

Đường [Em] xa, mưa nắng không sờn [Am] chí Đàn [D] ơi, ta với ngươi cùng [B7] đi Chiều [Em]...

Bài viết liên quan