Đánh mất - Hạt ngọc tinh khiết giữa dòng nhạc thị trường lắm xô bồ

Gửi bởi: intrepid | Lượt xem: 4810

Có một ca khúc, khi nghe qua ta không thể hình dung là đứa con tinh thần của Hoàng Hiệp. Bởi nó có sự khác biệt khó lý giải với những gì ông từng thể hiện. Có lẽ, đây là “một sự thử nghiệm” của ông? Hay đây chính là bài hát ông dành tặng riêng mình, sau bao nhiêu năm tháng cống hiến cuộc đời cho “cái ta chung” của đất nước? Dù với lý do gì đi nữa, với cá nhân tôi, phải thừa nhận đây là một bài hát thật hay, thật xúc động. Nó là một hạt ngọc tinh khiết giữa dòng nhạc thị trường lắm xô bồ thời hiện đại.

Có lẽ nhiều người biết đến nhạc sĩ Hoàng Hiệp, một nhạc sĩ trứ danh, một người con ưu tú đất An Giang. Không những thế, người yêu âm nhạc chắc hẳn sẽ không bao giờ quên các nhạc pẩm thật đẹp của ông trong thời kỳ kháng chiến. Những bài như Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Đồng đội, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Lá đỏ, Cô gái vót chông… có thể được xem là thuộc dạng “top ten” trong dòng nhạc Cách mạng Việt Nam. Không chỉ có thế, Hoàng Hiệp còn viết nhiều ca khúc trữ tình sâu lắng. Với sự gia công về ngôn từ cộng với nhạc điệu đã đạt đến độ “chín”, các ca khúc Trở về dòng sông tuổi thơ, Về miền thương nhớ… không chỉ lay động trái tim của con người An Giang mà còn làm xuyến xao bao người dân Việt về tình quê, tình đất.

Thế nhưng, có một ca khúc, khi nghe qua ta không thể hình dung là đứa con tinh thần của Hoàng Hiệp. Bởi nó có sự khác biệt khó lý giải với những gì ông từng thể hiện. Có lẽ, đây là “một sự thử nghiệm” của ông? Hay đây chính là bài hát ông dành tặng riêng mình, sau bao nhiêu năm tháng cống hiến cuộc đời cho “cái ta chung” của đất nước? Dù với lý do gì đi nữa, với cá nhân tôi, phải thừa nhận đây là một bài hát thật hay, thật xúc động. Nó là một hạt ngọc tinh khiết giữa dòng nhạc thị trường lắm xô bồ thời hiện đại.

Người ta thường bảo, ca từ trong ca khúc của Hoàng Hiệp đậm chất thơ. Thực tế, hơn 70% sáng tác của ông đều là phổ thơ. Điển hình: Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây phổ thơ Phạm Tiến Duật; Lá đỏ phổ thơ Nguyễn Đình Thi; Chút thơ tình của người lính biển phổ thơ Trần Đăng Khoa; Viếng lăng Bác phổ thơ Viễn Phương… Nói như vậy không phải Hoàng Hiệp không mạnh về ca từ. Cứ nghe Nhớ về Hà Nội; Trở về dòng sông tuổi thơ; Về miền thương nhớ…sẽ biết tài nghệ ngôn từ của ông thế nào.

Đối với Hoàng Hiệp, ông không cho rằng nhà thơ mới là người làm ngôn từ giỏi, nhạc sĩ chỉ nên gia công cho phần âm nhạc như một số người từng quan niệm (tiêu biểu trong số này có Phan Huỳnh Điểu). Hoàng Hiệp phổ thơ bởi ông bắt gặp một tứ thơ khi ông cũng đang thai nghén một cái tứ tương tự. Do vậy, việc Hoàng Hiệp phổ thơ là một “mối lương duyên”, một sự bắt gặp đồng điệu giữa nhạc sĩ và thi sĩ. Ông cho rằng, đây là cuộc hôn phối đặc biệt giữa nhạc và thơ. Và, bài hát Đánh mất cũng là trường hợp có “cuộc hôn phối” thật đẹp giữa nhạc của Hoàng Hiệp và thơ Thanh Nguyên.

Nhạc phẩm đề cập đến hồi ức của nhân vật trữ tình về “em” sau khoảng thời gian mười năm. Thế nhưng “em” của ngày xưa và “em” bây giờ có gì khác biệt:

Ngày xưa em như chiếc bóng
Chiếc bóng bên anh thầm lặng
Từ lâu em tan thành tia nắng
Gió thốc lên chỉ còn đám bụi mờ
Từ lâu em như là mây trắng
Gió cuốn mây về chốn mịt mờ

“Em” hiện hữu một cách thầm lặng trong cuộc đời “anh”. Có những lúc em chập chờn quanh đây nhưng rồi lại tan biến đi như mây khói. Ta hình dung như có gì ẩn hiện, liêu trai trong hồi ức của “anh”. “Em” đang hiện hữu, nhưng giống như một sự ảo tưởng mông lung, một ước mơ vô định của chính anh. Để rồi:

“Mười năm trôi qua, trôi qua
Anh như không ra đi, không ra đi mà như người trở lại”

Hoàng Hiệp lập lại câu này hai lần. Bản thân ngôn từ cũng hàm chứa sự bí ẩn nội tại. Dẫu anh có ra đi hay không, thì lúc này đây, trước mắt anh (hay trong tâm thức anh) vẫn là hình ảnh của em, dịu dàng và thánh thiện. Những dòng nước mắt của em làm ướt đẫm tim anh. Em vẫn thơ ngây như một nhành hoa còn phong kín nhụy. Để rồi anh không thể nào biết được, em trở lại hay thời gian đã quya trở lại lúc này:

Em trở lại... hay thời gian trở lại?
Hỡi cô bé thơ ngây ngày ấy
Hỡi đôi mắt năm xưa nhìn anh
Hỡi đôi môi với nụ cười lặng lẽ…

Tất cả đều là “em của ngày xưa”. Mười năm đã trôi qua. Ký ức. Giấc mơ. Hư ảo hay thực tại?  

Đoạn kết bài hát là một lời thỉnh cầu thật thống thiết. Im lặng. Em vẫn lặng im. Lặng im mặc tiếng kêu gào như xé tan lồng ngực. Giai điệu biến chuyển như một sự giày vò.

Đã nhiều lần tôi có ý nghĩ vớ vẫn là đi tìm thực hư những gì diễn ra trong ca khúc này (hôm nay cũng không ngoại lệ). Thế nhưng, càng đi tìm tôi càng cảm thấy nó đầy bí ẩn. Một cái gì đó rất gần gũi nhưng cũng rất mơ hồ luôn chập chờn ẩn hiện. Thôi thì, hãy để nó là chính nó. Đừng vội hồ đồ phanh phui làm mất đi vẻ đẹp viên mãn của một giấc mơ!

Theo enews.agu.edu.vn

Các bài viết khác:
Oản tù tì - Trò  chơi dân gian không những chỉ có ở Việt Nam?
Oản tù tì - Trò chơi dân gian không những chỉ có ở Việt Nam?

"Oẳn tù tì mày ra cái gì tao ra cái này", là một câu nói cuả một trò chơi dân gian mà đám con nít vẫn hay xử dụng .Vậy có ai biết chữ " oẳn tù tì " từ đâu 

Karik - Anh không đòi quà - và MV cháy màn hình
Karik - Anh không đòi quà - và MV cháy màn hình

MV "Anh không đòi quà" của rapper khá nổi tiếng trong giới Underground là Karik và nhạc sĩ Only C 

“Ba Đình nắng”- Một tư liệu lịch sử bằng âm nhạc
“Ba Đình nắng”- Một tư liệu lịch sử bằng âm nhạc

Tất thảy mọi người Việt Nam, không ai không ghi nhớ một ngày trọng đại trong lịch sử dân tộc: 2/9/1945. Đó là ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội…

Nghe bài hát
Hợp âm ca khúc
Đánh mất

Ngày [Em] xưa em như chiếc bóng Chiếc [D] bóng bên anh thầm [G] lặng Từ [Am] lâu em tan thành tia [B] nắng Gió thốc [Am] lên chỉ còn đám bụi [B] mờ Từ lâu em như là mây…