Hoàng ‘guitar’, một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar.

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 21307

Để hiểu rõ hơn về bản nhạc này, chúng ta hãy quay về nửa cuối thập niên 1960, khi cuộc chiến Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt. Ngày ấy có một thành phần không nhỏ trong giới trẻ lớn lên theo cách tự phát, mất phương hướng và gần như đi bên lề của xã hội. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các tiểu thuyết về thế giới ngầm như ‘Loan mắt nhung’ của Nguyễn Thụy Long (viết năm 1967), ‘Điệu ru nước mắt’ của Duyên Anh (một bút hiệu của nhà văn Vũ Mộng Long, xuất bản năm 1965) hay ‘Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang’ (cũng của Duyên Anh, 1967).

‘Loan mắt nhung’ sau này được dựng thành phim rất ăn khách, trong đó bản nhạc nền ‘Loan mắt nhung’ do Huỳnh Anh sáng tác và Thái Châu ca cũng trở nên nổi tiếng.

Còn trong ‘Điệu ru nước mắt’, Duyên Anh đã ‘thi vị hóa’ chuyện đời của đệ nhất giang hồ Sài Gòn – Đại ‘Cathay’ – để Đại trở nên phong trần hơn, lãng tử hơn. Có lẽ những ai theo dõi chuyện ‘bụi đời’ ngày trước sẽ không xa lạ với tứ đại giang hồ Đại-Tỳ- Cái -Thế: Đại ‘Cathay’, Huỳnh Tỳ, Ngô Văn Cái và Nguyễn Kế Thế. Trong đó, băng nhóm do Đại cầm đầu được cho là băng đảng có tổ chức tốt nhất. Để có được điều này, Đại đã khôn ngoan thâu nạp dưới trướng nhiều đàn em thuộc đủ mọi thành phần, có thực tài, biết dùng cái đầu chứ không phải chỉ biết đâm chém. Một trong số đó là Hoàng ‘guitar’, một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar.

Sau sự thành công vang dội của ‘Điệu ru nước mắt’, từ tiểu thuyết cho đến phim cho đến nhạc (bản ‘Bao giờ biết tương tư’ cũng của Ngọc Chánh & Phạm Duy), đạo diễn Lê Hoàng Hoa dựng tiếp ‘Vết thù hằn trên lưng con ngựa hoang’ năm 1971 với diễn viên Trần Quang vào vai chính Hoàng ‘guitar’.

Trần Quang và Thanh Nga trong phim Vết thù trên lưng ngựa hoang, SX 1971, đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Ảnh: ChutLuuLai.net

Trần Quang và Thanh Nga trong phim Vết thù trên lưng ngựa hoang, SX 1971, đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Ảnh: ChutLuuLai.net

Sau những năm lăn lộn giang hồ, Hoàng ‘guitar’ gác kiếm, mai danh ẩn tích. Thế nhưng để giải quyết một hoàn cảnh túng thiếu ngặt nghèo, Hoàng quay trở lại giới giang hồ và nhận lời làm một phi vụ. Số phận đầy oan nghiệt, Hoàng đã bị bắn gục bằng những vết đạn hằn trên lưng.

Góp phần vào thành công của bộ phim không thể không kể đến nhạc phẩm “Vết thù trên lưng ngựa hoang” do nhạc sỹ Ngọc Chánh và Phạm Duy cùng sáng tác.

Theo: http://www.dongnhacxua.com/

"

"

Các bài viết khác:
Nơi ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu
Nơi ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu

Cuộc đời ngắn ngũi 28 năm của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến. Từ những bài báo, tiểu thuyết, cải lương, thoại kịch, phim truyện và hiện nay ở các đài truyền hình bên…

Nha Trang Ngày Về: dã tràng ơi sao lấp cho vơi sầu này!?

Đừng mộng mơ nữa, tôi ơi! Cũng năm xưa nơi biển này, tôi đã nguyện cùng em tìm về đây xây tổ ấm mai sau. 

Vĩnh biệt nhạc sỹ Thanh Bình (1932-2014)
Vĩnh biệt nhạc sỹ Thanh Bình (1932-2014)

Thôi rồi còn chi đâu em ơi, Có còn lại chăng dư âm thôi …

Chúng tôi xin mượn hai câu đầu trong bản ‘Tình lỡ‘ nổi tiếng của nhạc sỹ Thanh Bình để bắt đầu bài viết vĩnh biệt người…

Nghe bài hát

Duy Quang Gm

Duy Khánh Abm

Elvis Phương Gm

Nguyễn Hưng Bbm

Kenny Thái Abm

Thái Châu Gm

Don Hồ F#m

Kiều Nga Dm

Julie Quang (trước 75) Dm

Hợp âm ca khúc
Vết thù trên lưng ngựa hoang

1. Ngựa [Gm] hoang nào dẫm nát tơi [D7] bời Đồng cỏ nào xanh ngát lưng [Gm] trời Ngựa phi như điên [Cm] cuồng Giữa cánh [Eb] đồng dưới cơn [D7] giông Vì trên lưng cong [Eb] oằn Những vết…