Sự ra đời của nhạc phẩm bất hủ ‘Chiều trên phá Tam Giang’

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 6680

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế. 

Phá Tam Giang chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của Việt Nam.

Độ sâu của phá này từ 2-4 m, có nơi sâu tới 7 m. Hàng năm khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản, cá, tôm các loại. Hiện nay có kế hoạch nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua Phá Tam Giang để có điều kiện phát triển kinh tế và du lịch tại vùng này.

Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

Phá Tam giang ngày xưa hai bên bờ là những đầm lầy đầy lau lách, ở đó có sào huyệt của một nhóm cướp khét tiếng vào thời kỳ bấy giờ. Cho nên thương em mà không dám vô cớ là vậy.

Sự ra đời của nhạc phẩm bất hủ ‘Chiều trên phá Tam Giang’ của Trần Thiện Thanh theo ý thơ Tô Thùy Yên

Theo lời kể của chính nhạc sỹ Trần Thiện Thanh trong một chương trình văn nghệ hát chung với Khánh Ly thì đó là vào khoảng năm 1971 – 1972, tức là khi cuộc chiến Việt Nam đang ở trong thời kỳ khốc liệt nhất mà đỉnh cao là “mùa hè đỏ lửa” 1972, nhạc sỹ Trần Thiện Thanh cùng với nhạc sỹ Phạm Duy, nhà thơ Tô Thùy Yên và vài người nữa từ Sài Gòn đi thăm những vùng tiền đồn.

Chiều hôm đó, trên chiếc trực thăng bay là là trên mặt phá Tam Giang rộng mênh mông, nhà thơ Tô Thùy Yên cùng với Trần Thiện Thanh đã nảy ra ý định sẽ làm một bài thơ hay nhạc về phá Tam Giang này. Thế là không lâu sau đó, bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang” ra đời.

Cũng chính vì cảm tác từ chuyến đi tưực tế mà nhạc sỹ Trần Thiện Thanh đã cho ra đời một nhạc phẩm bất hủ, vượt trên nhiều bản theo dòng nhạc đại chúng của ông.

Theo: dongnhacxua

Các bài viết khác:
Khánh Ly & Trịnh Công Sơn: một kết hợp định mệnh
Khánh Ly & Trịnh Công Sơn: một kết hợp định mệnh

Trong nền tân nhạc Việt Nam, có nhiều kết hợp rất độc đáo như Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Lê Uyên – Phương, v.v. Trong số đó, sự kết hợp gần như là định mệnh giữa Khánh Ly và Trịnh Công…

Hoàng ‘guitar’, một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar.
Hoàng ‘guitar’, một tay giang hồ lãng tử với biệt tài chơi guitar.

Sau những năm lăn lộn giang hồ, Hoàng ‘guitar’ gác kiếm, mai danh ẩn tích. Thế nhưng để giải quyết một hoàn cảnh túng thiếu ngặt nghèo, Hoàng quay trở lại giới giang hồ và nhận lời làm một phi…

Nơi ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu
Nơi ngày xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm từng in dấu

Cuộc đời ngắn ngũi 28 năm của thi sĩ Hàn Mặc Tử đã được không biết bao nhiêu người nhắc đến. Từ những bài báo, tiểu thuyết, cải lương, thoại kịch, phim truyện và hiện nay ở các đài truyền hình bên…

Nghe bài hát

Nhật Trường & Thanh Lan Abm

Ngọc Lan & Duy Quang Fm

Vũ Khanh Gm

Lê Uyên Dm

Thanh Tuyền & Thanh Phong Gm

Hoàng Nam & Trúc Anh Gm

Lê Uyên & Thiên Kim Dm

Nhật Trường & Khánh Ly Gm

Nhật Trường & Thanh Lan (trước 75) Abm

Anh Chương & Kiều Nga F#m

Hợp âm ca khúc
Chiều trên phá Tam Giang

[Gm] Chiều trên phá Tam [Cm] Giang [Eb] anh chợt nhớ [Gm] em [D7] Nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất [Gm] tận em [Eb] ơi em [C] ơi em ơi em [Gm] ơi [G] Giờ này thương…