Nhạc sỹ Thăng Long (1936-2008) - Quen Nhau Trên Đường Về

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 2422

Đối với nhiều quý vị yêu nhạc xưa thì cái tên ‘nhạc sỹ Thăng Long’ có thể hãy còn xa lạ. Tuy nhiên riêng với những ai sinh ra và lớn lên trước năm 1975 ở miền Nam thì nhạc phẩm ‘Quen nhau trên đường về’ sẽ gợi lại nhiều hoài niệm về dòng nhạc quen thuộc một thời. Đó chính là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sỹ Thăng Long 

 

 

Nhạc sỹ Thăng Long tên thật là Nguyễn Văn Thành. Ông sinh năm 1936 ở Hải Dương. Ông mồ côi mẹ ngay khi vừa chào đời và đến năm 15 tuổi thì ông lại mồ côi cha. Một mình lang bạt giang hồ. Cuộc đời đưa đẩy ông vào Sài Gòn với công việc mưu sinh bằng cây đàn guitar cùng một nghệ sỹ mù. Ông sáng tác ‘Quen nhau trên đường về’ cuối thập niên 1960 trong một lần lang thang ra chợ Bến Thành. Ngày ấy ga xe lửa ở chợ Bến Thành vẫn còn hoạt động (khác với ga Hoà Hưng). Ông tình cờ nhìn thấy một cô gái và một chàng trai (có lẽ là một quân nhân) ở bến ga. Cô gái với mái tóc dài làm nhạc sỹ liên tưởng đến một người con gái miền sông Hương núi Ngự. Rồi ngay lúc đo ông nghe văng vẳng đâu đó tiếng kèn của một đám ma vang lên một giai điệu buồn: tàng tang táng … Thế là cảm xúc và giai điệu ập đến với để ông cho ra đời ‘Quen nhau trên đường về’.

Sau năm 1975, số phận đẩy đưa nhà nhạc sỹ của chúng ta phải cơ cực để mưu sinh kiếm sống. Ông trôi dạt về tận Sóc Trăng và sống một cuộc đời đạm bạc, khó nghèo như trong một đoạn video clip về ông trong Paris By Night 91, thực hiện cuối năm 2007 đầu năm 2008.

Theo dongnhacxua.com

 

Các bài viết khác:
Tình yêu là sự sống...
Tình yêu là sự sống...

Trong kho tàng tình ca của nền âm nhạc hiện đại nước ta không thể không nhắc đến "Tình em" của Huy Du (phổ thơ Ngọc Sơn).

Bài thơ
Bài thơ "Bất chợt trên bến đò ngang" của nhạc sỹ Đynh Trầm Ca

Chiều qua bến đò ngang tình cờ nghe bài hát cũ  Người hành khất mù và cô gái nhỏ  Cây guitar lạc phím cũ mèm  Chiếc thau nhôm móp méo vàng ố những đồng tiền

Màu thời gian  - Thơ Đoàn Phú Tứ
Màu thời gian - Thơ Đoàn Phú Tứ

Được in trên báo Ngày nay, số Tết 1940, được coi là tiêu biểu cho sự đổi mới về cả hình thức lẫn nội dung, mà “Xuân Thu Nhã Tập” theo đuổi. Ngay sau đó, bài thơ được nhạc sĩ…

Nghe bài hát

Duy Trường & Quỳnh Dung Am

Giao Linh Gm

Tâm Đoan Fm

Phương Dung Gm

Phi Nhung Am

Ngọc Đan Thanh Gm

Mộng Thi Gm

Minh Hiếu (trước 75) Ebm

Giao Linh (trước 75) Abm

Hợp âm ca khúc
Quen nhau trên đường về

1. Chiều nay có [E7] phải anh ra miền [Am] Trung Về thăm quê [C] mẹ chờ em [Am] về cùng Rồi ta [F] sẽ đi chung chuyến [C] tàu Về [F] đến sông Hương bến [E7] Ngự Để nhìn…