"Thương về miền Trung" bị nhầm lẫn tên tác giả hàng thập kỷ

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 4912

Sol vàng phát sóng ngày 11/6 có chủ đề các nhạc phẩm của Châu Kỳ. Trong quá trình chọn bài hát biên tập, êkíp chương trình tìm hiểu được sự thật xung quanh việc nhầm lẫn tên tác giả ca khúc Thương về miền Trungbấy lâu nay. Theo con gái của cố nhạc sĩ - Châu Huyền Khanh, đây là bài hát của cha cô sáng tác chứ không phải của Minh Kỳ.

thuong-ve-mien-trung-bi-nham-lan-ten-tac-gia-hang-thap-ky

Nhạc sĩ Châu Kỳ lấy tên ca sĩ Duy Khánh là bút danh cho ca khúc "Thương về miền Trung".

Cô giải thích cha cô viết ca khúc này vào khoảng thập niên 1940, khi phát hiện ra nam ca sĩ Duy Khánh và đưa anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp. Ông đã giao bài hát cho nam ca sĩ thể hiện đầu tiên. Để quảng bá cho tên tuổi Duy Khánh, cố nhạc sĩ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho Thương về miền Trung. Vậy nên các khán giả đều cho rằng đây là sáng tác của Duy Khánh.

Sau năm 1975, khi bài hát được cấp phép lưu hành trở lại, tiếp tục có một sự nhầm lẫn khác. Bấy giờ tác giả Thương về miền Trung không còn là Duy Khánh nữa mà bị nhầm sang Minh Kỳ. Các sản phẩm băng đĩa hay các chương trình ca nhạc trong nước lẫn hải ngoại đều ghi sai tên tác giả.

Châu Huyền Khanh kể: "Khi ba tôi còn sống, có lần ông xem tivi thấy để sai tên bài hát của mình thì vỗ đùi và bảo: 'Ủa bài này của cha mà sao để Minh Kỳ?'. Lúc đó cha tôi đã lớn tuổi, thấy bài hát của mình được hát nhiều thì mừng chứ không nghĩ đến chuyện yêu cầu đính chính. Ông cũng không bận tâm nhiều".  

Dù bị ghi sai tên tác giả, hơn 10 năm nay, gia đình cố nhạc sĩ đều nhận được tiền tác quyền Thương về miền Trung từ trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), chỉ có tên tác giả chưa đính chính rộng rãi được. Nhân dịp có một chương trình về âm nhạc của Châu Kỳ, gia đình cố nhạc sĩ đính chính lại đúng tên tác giả ca khúc.

Cố nhạc sĩ Châu Kỳ sinh năm 1923 tại Thừa Thiên Huế. Hồi nhỏ, ông được Petrus Thiều - một tu sĩ vừa giỏi về nhạc lý và sáng tác, vừa sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ phương Tây - hướng dẫn. Nhạc của Châu Kỳ đã được nhiều thế hệ ca sĩ từ trước 1975 đến nay thể hiện ở Việt Nam và hải ngoại như Sao chưa thấy hồi âm, Giọt lệ đài trang, Thương người em phố nhỏ...

Theo vnexpress.net

Các bài viết khác:
Công chúa Huyền Trân
Công chúa Huyền Trân

Công chúa Huyền Trân (chữ Hán: 玄珍公主; 1289 - 1340), là một công chúa đời nhà Trần, là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông

Nhân vật
Nhân vật "Em là vì sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Hiền

"Em là vì sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Hiền là một bài ca viết để tưởng niệm cô sinh viên "Quách Thị Trang - Pháp danh Diệu Nghiêm 1(948- 1963)" đã bị chế độ độc tài của gia đình họ Ngô…

Câu chuyện đặc biệt về ca khúc
Câu chuyện đặc biệt về ca khúc "Không" của Nguyễn Ánh 9

Nhắc tới diva hàng đầu châu Á Đặng Lệ Quân, phần lớn người hâm mộ sẽ nhớ ngay ca khúc “Ánh trăng nói hộ lòng tôi” - bài hát từng đưa tên tuổi và sự nghiệp của bà lên đỉnh…

Nghe bài hát
Hợp âm ca khúc
Thương về miền Trung

1. Đã bao lâu rồi không về miền [Gm] Trung thăm người em Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ [F] xa xôi đôi [Bb] đường [D7] Người [Gm] hỡi có về miền [Cm] quê hương thùy dương Nước chảy…