Lý do ra đời bài hát "Ai về sông Tương" và ý nghĩa nghệ danh "Thông Đạt"

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 12209

Ai về sông Tương được viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.

Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Tăng Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.

Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mời biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó.

Bút danh Thông Đạt chính là tên ghép pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ

 

Theo wikipedia

 

Các bài viết khác:
Chút tình đầu
Chút tình đầu

'Phượng Hồng' được nhạc sĩ  Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ 'Chút tình đầu' của Đỗ Trung Quân trong năm 1984. Mối tình đầu của tôi êm đềm như thơ và nàng thì thẹn thùng như cỏ trinh nữ.

Xướng ca vô loài
Xướng ca vô loài

Biết rằng gia đình Văn Phụng không chấp nhận mình, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng và theo chồng vào Sài Gòn để xa hẳn một quá khứ đẹp mà... buồn.

"Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn"

Đôi mắt ấy đã làm cho tôi đờ đẫn cả người, và tôi "vướng" ngay .... Cảm thấy tôi thích cô em mà không thích mình, cô chị đã nổi giận và cấm không cho tôi tới nhà nữa.

Hợp âm ca khúc
Ai về sông Tương

[A] Ai có về bên bến sông [E] Tương Nhắn [A] người duyên dáng tôi [F#m] thương, bao ngày ôm mối tơ [A] vương [D] Tháng với [E7] ngày mờ, nhuốm đau [A] thương Tâm hồn mơ bóng em [E]…