Hà Huyền Chi

Hà Huyền Chi tên thật là Đặng Trí Hoàn, sinh ngày 21/12/1935 tại Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam một mình. Năm 1957, nhập ngũ khóa 14 Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt. Sau đó ra trường được cử làm thiếu úy Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù. Năm 1973 rã ngũ với chức vụ thiếu tá trưởng phòng ấn họa Cục Tâm lý chiến. Năm 1975 sang Mỹ và hiện cư ngụ tại tiểu bang Washington cùng gia đình.

Hà Huyền Chi tập làm thơ hồi còn rất trẻ, tác phẩm đầu tay của ông là Saut Đêm xuất bản vào năm 1963. Bắt đầu nổi tiếng với bài đầu tiên được đăng trên báo Chiến sĩ Cộng hòa: "Không Gian Vương Dấu Giầy". Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc mà tiêu biểu là bài "Lệ đá" của nhạc sĩ Trần Trịnh, "Goá Phụ Ngây Thơ" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Các bút danh khác của ông là Mậu Binh, Hồ An, Mã Tử, Hạc Bút Ông. Tính từ năm 1963 đến nay ông đã có 17 tập thơ được xuất bản

Saut Ðêm (1963); Khu Vườn Chim Sẻ (1970); Những Nụ Gai Mòn (1970); Rừng Ái Ân (1970); Vũng Tối Ðầy (1970); Còn Gì Cho Anh (1971); Bước Ðam Mê (1971); Mưa Ðêm Trong Chiến Hào (1971); Thằng Thái Bình (1974); Trên Cánh Ðồng Mây (1975); Cho Mặt Trời (1975); Tên Nô Lệ Mới (1979); Như Ðá Ngàn Năm (1981); Cõi Buồn Trên Ta (1984); Ðời Bỗng Dưng Thừa (1987); Hành Trình 30 Năm Thơ Hà Huyền Chi (1988); Thơ Ðen (1991); Thơ Kẽm Gai (1994); Tháng Một Buồn (1994); Thơ Trong Da Ngựa (1995); Một Túi Bình Sinh Một Túi Thơ (1996); Ðồng Thiếp (1996); Bão Ðầy (1998); Bên Trời Mài Kiếm (thơ song ngữ Anh-Việt) (1999); Sóng Ngầm (2003)

Các giải thưởng gồm có:  Giải Phóng sự Tiền phong (1967); Giải Văn Học Nghệ thuật bộ môn thơ (1971); Giải Tượng Vàng (1972); Giải Văn học Nghệ thuật toàn quốc bộ môn điện ảnh (1974)

Theo Wikipedia

Sáng tác của Hà Huyền Chi
Lệ đá

1. Hỏi đá xanh rêu bao nhiêu tuổi [G] đời Hỏi gió phiêu [Am] du qua bao đỉnh [Em] trời...

Góa phụ ngây thơ

Đà [C] Lạt lạnh môi [Am] em vừa đủ [Dm] ấm Bởi chia [G7] ly nên đẹp chuyện tương [C]...

Mây hồng

Anh nhớ [G] mãi căn nhà [C] ấy [D7] có cánh cửa sổ mở vào tim [G] người [Em] Mỗi...

Hóa thạch

Tim [Am] tôi như trái mìn đợi nổ [Dm] Khi gã tới gần [C7] em gần [E7] em rồi gần...

Quên nhau quên chẳng đành

Đời [Am] bé và đời [Dm] anh hai [Am] đường thẳng song [F] hành Kiếp [G] này làm sao [C]...

Bài viết liên quan