Nguyễn Văn Quỳ

Nguyễn Văn Quỳ (sinh năm 1925) là một nhà soạn nhạc và nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam. Ông chuyên viết những bản sonatadành cho dàn nhạc giao hưởng nhưng cũng có một số ca khúc đặc sắc như Dạ khúc và Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu. Ông là hội viên mang quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc toàn thế giới - SACEM, với điều kiện: Dành cho Việt Nam được toàn quyền sử dụng mọi tác phẩm của ông không phải trả tiền cho SACEM.

1. TIỂU SỬ

Nguyễn Văn Quỳ sinh ra trong một gia đình ở Hà Nội và đã bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Ông thấm nhuần giai điệu nhạc Việt như Hành vân, Lưu thủy, Cổ bản... đồng thời lại học trường dòng và tiếp xúc âm nhạc hàn lâm của châu Âu. Nguyễn Văn Quỳ tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954.

Sau hiệp định Genève, ông ở lại giảng dạy về hòa âm tại Trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến 1978. Cho đến nay, ông đã hoàn thành được chín bản sonata viết chovĩ cầm và dương cầm cùng nhiều hợp xướng, dạ khúc...

Ông được trao giải nhì (không có giải nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonata số 4 (năm 1995) và bản Sonata số 8 (năm 2005). Năm 2009, ông được đại sứ quán Thụy Sĩtại Hà Nội trao tặng Giải thưởng văn hóa di sản Patrimoenia 2009 của Thụy Sĩ.[1]

Hiện nay, ông sống cùng gia đình ở số nhà 13 phố Nguyễn Quang Bích, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Vợ của ông là bà Đỗ Thị Nam Kim (từng là giáo viên dạy tiếng Pháp cho các bác sĩ, dược sĩ trước khi họ lên đường đi làm chuyên gia y tế ở các nước châu Phi tại Trường Cán bộ Y tế, nay là Đại học Y tế Cộng đồng). Hai ông bà có một người con trai.

2. SƯ NGHIỆP

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ được gọi là "Beethoven Việt Nam", nhưng bản thân ông cho rằng dù "tôi rất tự hào khi có người gọi mình như vậy, nhưng để so sánh thì không thể, (...) Cá nhân tôi không dám so với một người vĩ đại như vậy".

Trong toàn bộ sự nghiệp, ông chỉ sáng tác chín bản sonata và đều nhận được sự đánh giá tích cực ở hầu hết các tác phẩm. Giá trị âm nhạc của ông là khuynh hướng cổ điển kết hợp với nguồn gốc âm nhạc dân tộc Việt Nam.

3. TÁC PHẨM

Chín bản sonata
Ca khúc:

Bóng chiều
Chiều cô thôn
Dạ khúc
Mây trôi
Nhớ trăng huyền xưa
Yêu người bao nhiêu yêu nghề bấy nhiêu
Bác Hồ vầng dương của chúng ta
Đoàn kết giữ hòa bình
Ngọn triều lên - NXB Kiến thiết ấn hành 1954

Theo Wikipedia

Sáng tác của Nguyễn Văn Quỳ
Dạ khúc

1. [Dm] Đêm về trong bước phong sương, lùa gió phũ phàng [A7] Ai cười kiếp sống mong manh, lệ...

Bóng chiều

1. [F] Nhịp tiếng xênh [A7] ca lòa ánh [Dm] son bừng [Gm] hương nồng [C7] phấn [Bb] Từng dáng...

Bài viết liên quan