Hoài Nam

Ông tên thật là Trần Hoài Nam, sinh năm 1942 tại Sóc Trăng.

Ông là một nhạc sĩ tạo được danh tiếng trong làng nhạc vàng phổ thông đại chúng trước năm 1975, nhưng số phận hẩm hiu của Hoài Nam từ sau 1975 đã làm cho tên tuổi của ông không được nhiều người biết tới. Đặc biệt là sau này có hai ca sĩ lấy nghệ danh là Hoài Nam nên làm cho công chúng nhầm lẫn : một ở hải ngoại, hát nhạc quê hương vá 1 số bài nhạc của nhạc sĩ Hoài Nam (như ''Thương tình nhân'') trước năm 1975, vá một ở trong nước, nhưng hát nhạc tiền chiến.

Nhạc sĩ Hoài Nam còn là người phụ trách chương trình Văn Nghệ Bốn Phương trên Đài Phát Thanh Quân Đội, từ 9 giờ 30 đến 10 giờ mỗi sáng Thứ Sáu hàng tuần. Ngoài ra ông cũng mở lớp ca nhạc mang tên Hoài Nam ở số 95/1 đường Trương Minh Ký.

Năm 1965, ông tham gia sinh hoạt văn nghệ trong Cục Tâm lý chiến Việt Nam Cộng Hòa cùng một số nhạc sĩ như Trần Thiện Thanh, Anh Việt Thu, Nguyễn Văn Đông, Dzũng Chinh… chuyên sáng tác các ca khúc về người lính. Ngoài đề tài về người lính, ông còn viết về tình yêu đôi lứa.

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông sinh hoạt văn nghệ với một số nhạc sĩ còn lại ở trong nước. Cho đến năm 1995, sau khi nhạc sĩ Trúc Phương qua đời thì nhạc sĩ Hoài Nam cũng mất liên lạc với các đồng nghiệp, từ đó thông tin về nhạc sĩ Hoài Nam cũng không còn ai biết nhiều.

Nguồn từ wikipedia

Sáng tác của Hoài Nam
Giã biệt Sài Gòn

1. Cùng trang cùng [Am] lứa chúng tôi cùng đơn [C] vị thương mến [Dm] nhau chung một [Am] toán...

Sau lần hẹn cuối

1. Sau lần hẹn [Dm] cuối [A7] em về với [Dm] người Còn lại [Bb] anh suy tư mãi tình...

Chín tháng quân trường

1. Cuộc liên hoan nửa khuya sắp [Dm] tàn Mà sao tình mình thêm chứa [F] chan Siết tay [C]...

Ba tháng quân trường

Tuổi thư [Dm] sinh gối mộng đăng [Bb] trình Vui buớc quân [F] hành dọc ngang đời [Dm] lính Ba...

Vì trong nghịch cảnh

1. Mình không duyên nợ đừng chờ em [Am] ơi Chẳng phải tại [E7] ta, không trách ở [Am] trời...

Bài viết liên quan