Đynh Trầm Ca

Đynh Trầm Ca (sinh năm 1941) là một nhạc sĩ, nhà thơ và nhà giáo Việt Nam. Ông là tác giả một số ca khúc như Ru con tình cũSông quê,Trai tài gái sắc được nhiều người biết đến.

Một số ca khúc viết sau 1975 được ký bút danh là Mã Thu Giang

Đynh Trầm Ca tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bút danh Đinh Trầm Ca là lấy từ họ mẹ ông (Đinh), tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn quen thuộc với cái tên khác là Đynh Trầm Ca. Sau khi học xong trung học, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm rồi tốt nghiệp, dạy ngữ văn ở đây cho đến năm 1975.

Đynh Trầm Ca bắt đầu làm thơ từ đầu thập niên 1960 rồi sau đó học nhạc với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Sự nghiệp âm nhạc của ông trước năm 1975 tiêu biểu với ca khúc Ru con tình cũ viết năm 1967 được ca sĩ Lệ Thu thâu âm đầu tiên và phát trên các đài phát thanh như Sài Gòn, Quân Đội.

Sau 30/4/1975, ông về Quảng Nam làm ruộng được sáu năm rồi phiêu bạt nhiều nơi ở miền Tây như Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh...

Năm 2004, ông về Quảng Nam định cư, mở quán cà phê Thạch Trúc Viên là nơi được anh em văn nghệ sĩ Quảng Nam hay lui tới.

* Họ Đynh trong bút danh của Mạc Phụ khá thú vị. Chia sẻ với Báo Quảng Nam trước đây, Đynh Trầm Ca  bảo: Ban đầu lấy họ mẹ (Đinh), nhưng “phản ứng” với một nhà làm tự điển đương thời gốc Quảng Ngãi khi ông này cứ đổi tất tật chữ y (dài) sang i (ngắn) nên Đinh Trầm Ca bèn chủ động... viết ngược lại. 

Theo wikipedia.org và baoquangnam.com.vn

Sáng tác của Đynh Trầm Ca
Sông quê

* [Em9] Hò....ơ....sông quê nước chảy đôi bờ Để anh chín dại mười khờ thương [Am] em 1. Có một...

Rượu cưới ngày xuân

1. Tết năm [Dm] này quê ta quá là chịu [F] chơi Tiếng nổ [Gm] vang ai đám [Am] cưới...

Ru con tình cũ

1. Ba năm [Dm] qua em trở thành thiếu phụ Ngồi ru [Bb] con như ru tình [Gm] buồn Xin...

Về lại đồi sim

1. Nhớ ngày [Am] nào về thăm đồi sim [C] tím với người mình [Am] yêu Hái tặng [Dm] em...

Nước mắt mẹ hiền

Đêm nay nhìn mưa xót xa trong [Dm] lòng [Gm] Nghe tiếng mưa [Em] rơi hay dòng [A] lệ rơi...

Bài viết liên quan