Nước mắt theo em đi về với chồng...

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 2561

Đầu thập niên 90, khi nhạc sĩ Ngọc Trọng chân ướt chân ráo từ Canada qua Mỹ lập nghiệp, mặc dù ở thị trường âm nhạc bấy giờ khá sôi nổi, nhưng ca khúc “Buồn vương màu áo” của anh đã trở nên top hit ngay lập tức, sau tiếng hát của nữ danh ca Lệ Thu. Vào thời gian này, phong trào hát karaoke đang lên, ở mọi tụ điểm café, quán nhạc, bài Buồn vương màu áo được cất lên bằng đủ mọi giọng ca, kiểu hát. Mùi có. Dịu có. Khét cũng có. Tại sao bài Buồn vương màu áo lại trở nên một hiện tượng ồn ào như vậy? Ca nhạc sĩ Ngọc Trọng kể lại chuyện xưa, về bài Buồn vương màu áo:

Nhạc sĩ Ngọc Trọng có thể cho biết sự việc gia nhập vào làng nhạc như thế nào?

Thực ra, tôi cũng như một số thanh niên thời trước 1975, sinh hoạt văn nghệ trong khuôn viên đại học thôi. Cho đến khi đi vượt biên đến Galang năm 80, tôi bắt đầu viết một số nhạc phẩm về quê hương, Tiếc là sau khi tôi định cư ở Canada, không phổ biến được những nhạc phẩm đó rộng rãi, chỉ những người Canada mới biết. Hồi đó, phong trào văn nghệ có chưa lớn mạnh như sau nầy. Cho đến năm 89, khi mà tôi quyết định sang California, coi như là mạo hiểm. Dĩ nhiên một lý do lớn là vì lòng yêu văn nghệ, tôi nghĩ rằng ở California có môi trường hơn. Trước đó, tôi có viết một số nhạc sẵn, tôi viết thêm một số nhạc phẩm khi mới đến Cali nữa, đủ 10 bài hát, tôi in tập nhạc đầu tiên, tập Buồn vương màu áo. Do nhà sách Xuân Thu xuất bản năm 88.

Anh cho biết chi tiết về cảm hứng khi viết bài Buồn vương màu áo? Bài hát này có đi từ tâm sự của riêng anh hay chỉ là một sự tưởng tượng?

Tôi nghĩ là, ai mà chẳng có một vài cuộc tình. Thật sự là ngay lúc viết bài Buồn vương màu áo, tôi không bị một chuyện gì hết. Đa số thính giả đều tưởng bài hát đó là một bài hát thất tình, thật ra không phải. Tôi viết với tâm trạng, nghĩ đến một người con gái khi bước lên xe hoa họ ngập ngừng, vẫn giữ một vài cuộc tình, vì một lý do nào đó mà không lấy được người họ yêu thương. Tôi viết với tâm trạng của nữ nhiều hơn. Tôi thường có thói quen viết tương đối nhanh, không có gò bó sửa tới sửa lui. Khi có cảm hứng trào dâng là tôi viết liền. Cho tới bây giờ, sau khi đã tung ra khá nhiều những bài nhạc thâu băng, tôi có vào khoảng gần 50 bài. Đa số, tôi đều viết nhanh, trong khoảng một hai tiếng thôi, tôi không có chủ trương gò tới gò lui. Tôi quan niệm là cảm xúc mạnh, lời và nhạc nó đến cùng một lúc luôn. Khi tôi viết xong bài Buồn vương màu áo, tôi vô tình gặp chị Lệ Thu, tôi nhờ chị hát. Chị thích bài đó ngay, chị nói là được quá, chị sẽ lăng xê.May mắn về sau này, hầu hết các ca sĩ trong khoảng từ năm 90 cho đến 95, ca sĩ lớn nhỏ đều có thâu bài này trong các băng nhạc.

Theo huyvespa.blogspot.com

 

Các bài viết khác:
Đọng lại muôn đời một
Đọng lại muôn đời một "Bóng chiều xưa"

Trong di sản âm nhạc gồm trên 200 ca khúc của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước (1915-1995), nếu nhắc tới 10 bài tiêu biểu, hầu như không ai là không nhắc tới "Bóng chiều xưa". Và trong số 10 bài…

Ca khúc hit của ban nhạc The Carpenters
Ca khúc hit của ban nhạc The Carpenters

"Yesterday Once More" là ca khúc hit của ban nhạc The Carpenters, phát hành làm đĩa đơn từ album phòng thu của họ Now & Then vào năm 1973. Bài hát được sáng tác bởi Richard Carpenter và John Bettis.

Cảm xúc tinh tế của tình yêu
Cảm xúc tinh tế của tình yêu

Tình yêu chính là giai điệu đẹp nhất của cuộc đời mỗi con người, với những phút giây hạnh phúc và đớn đau; với nồng nàn và say đắm… Những cung bậc cảm xúc tinh tế của tình yêu đã…

Nghe bài hát

Vũ Khanh Fm

Ngọc Lan C#m

Nguyễn Hưng Gm

Lưu Hồng Bm

Lệ Thu C#m

Tuấn Vũ & Kiều Nga Bm

Hồng Ngọc Bm

Lân Nhã Gm

Đông Quân Gm

Hợp âm ca khúc
Buồn vương màu áo

1. Buồn vương màu [Em] áo hồng Nước mắt theo em đi về [Am] với chồng Giá băng cơn [D] mộng [B7] Một mình anh bước đi âm [Em] thầm [B7] Ngày lê từng [Em] bước chậm Phố cũ mênh…