Mối tình sơn cước

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 2817

Chắc có lẽ ông tưởng tượng mình là một trong hai chàng Lưu Nguyễn tham dư cuộc viễn du nơi Bồng lai Tiên cảnh mà đành quên trở về trần gian chăng? – Trần Hoàn đã sáng tác bản “Sơn Nữ Ca” vừa trữ tình lãng mạn, vừa lạc quan yêu đời:


           Một đêm trong rừng vắng
           Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng
           Bóng cô Sơn Nữ miệng cười xinh xinh…
           Một đêm trong rừng núi, Có anh du kích nhìn trời xa xa
           Ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng…


     Lúc đó đang tham gia đoàn kiểm tra công tác thông tin ở vùng núi chiến khu Quảng Bình, Trần Hoàn đến huyện Tuyên Hóa, nơi có nhiều núi đá nên thơ nổi lên như vịnh Hạ Long thu nhỏ, nơi đó sau này có Di sản thế giới là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nổi danh với nhiều động đẹp nhất thế giới. Quảng Bình có các dân tộc: Việt (Kinh), Bru, Vân Kiều, Chứt, Tày cùng sinh sống trong vùng đất đã một thời là ranh giới giữa Đàng Trong (chúa Nguyễn) và Đàng Ngoài (vua Lê và chúa Trịnh) – lấy sông Gianh phân chia hai miền. Đây là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hóa và từ đây trở vào Đàng Trong thì mới có hoa Mai, từ Hà Tĩnh ra Đàng Ngoài mới trồng cây Đào cho hoa nở vào mùa xuân ,vào dịp Tết Nguyên Đán. Ngẫu nhiên mà ranh giới sông Gianh kéo dài gần một thế kỷ - cũng là ranh giới của hoa Mai và hoa Đào, liệu có khi nào do lệnh cấm trồng hoa Đào ở Đàng Trong và cấm trồng hoa Mai ở Đàng Ngoài của chúa Nguyễn – Trịnh mà đã tạo ra trong Nam thì chưng hoa Mai, còn ngoài Bắc thì chơi hoa Đào vào dịp mừng năm mới không?
     Chính tại một khu rừng vào ban đêm, chàng du kích đang ngắm trăng, nhớ về xa xăm…mong cho cuộc chiến sớm chấm dứt để mọi người cùng nhau hát khúc hoan ca, trong đó có chàng trai dệt mơ ước của mình…


            Một đêm trong rừng vắng, có cô Sơn Nữ miệng cười khúc khích
            Ngắm anh du kích rồi lòng bâng khuâng
            Một đêm trong rừng núi, có anh du kích nhìn trời xa xa
            Biết đâu Sơn Nữ nhìn mình đăm đăm…


     Việc Trần Hoàn gặp người Sơn Nữ trong rừng núi trong đêm khuya, chẳng biết chàng nhạc sĩ trẻ tuổi có được tận hưởng tục lệ rất thú vị, nên thơ như “tục Tắm Tiên” của vùng Tây Bắc nước ta không nhỉ? Chắc chỉ có Ông trời biết vì Trần Hoàn đã lên Thiên Thai từ lâu lắm rồi.


     Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những con nước, cối nước, các điệu múa xòe bất tận và cả các mó nước yên bình kín đáo, nơi những cô gái dân tộc Thái thả mình vào dòng nước thiên nhiên mát lạnh.
     Thật khó tưởng tưởng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pền, Mường Lay, Mường Tè thị xã Lai Châu, mất bóng dáng của cô gái Thái đi “tắc nặm” (vác nước), “pây áp nậm” (đi tắm suối). Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa Ban. Người Thái rất coi trọng các nguồn nước xung quanh họ và coi đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước, từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp. Đến mỗi bản Mường, ven lối mòn đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có Bến Tắm riêng dành cho phụ nữ - không che chắn, nhưng có lẽ đã thành lệ: không có người đàn ông nào dám bước vào thế giới dành cho phụ nữ. Trước đây lúc đi tắm, cô gái Thái thường vác theo ống bương nước lá thơm để tráng người sau khi tắm xong – bây giờ đã được thay thế bằng xà phòng thơm.


           Sơn Nữ ơi! Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây
           Sơn Nữ ơi! Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt sầu thương…


     Lai Châu cũ được chia ra làm hai tỉnh: Lai Châu mới với tỉnh lỵ là thị xã Lai Châu và Điện Biên, tỉnh lỵ là thành phố Điện Biên Phủ, ở đây có nhiều núi đá, hang động kỳ thú, nhiều suối khoáng nóng, thác nước. Lai Châu là địa bàn cư trú của 20 dân tộc, trong đó đông nhất là người Thái (33,7%), Dao (14,8%), Việt (Kinh) 11,2%, còn có người H’Mông, Hà Nhì..Cộng đồng 20 dân tộc ở đây là tiềm năng lớn cho những du khách có nhu cầu tìm hiểu, khám phá đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số:
     Vào chiều tà nóng nực dọc suối Nậm Lay – con suối từ Mường Tùng chảy dọc Mường Lay và thị xã Lai Châu, thường hay gặp những cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu “Tắm Tiên” phơi mình trên dòng suối tươi mát. Nếu bạn “vô tình” phải lội qua gần chỗ tắm, họ sẽ thả váy xuống dần theo mực nước – cạp váy lửng lên bờ. Thật là tài tình, ngay từ các bước đầu tiên lội xuống dòng nước suối trong vắt, chiếc váy xòe dần được nâng lên theo nhịp chân bước. Nước dâng lên đến đâu, chiếc váy được vén dần lên đến đó, cho đến khi toàn bộ cơ thể đều được dòng suối nhẹ nhàng bao bọc lấy thì váy áo sẽ nằm trên đỉnh đầu.


            Sơn Nữ ơi! Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu
            Sơn Nữ ơi! Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương…


     Điều lạ lùng là dòng nước suối trong vắt chảy nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để khiến mặt suối lăn tăn gợn sóng, như muốn ngăn những ánh mắt tò mò của các chàng trai vô tình đi ngang.. Có khi các cô gái có thể vừa tắm vừa trò chuyên với các chàng trai bản bơi lội trong mó nước gần đó mà không hề e sợ phơi lộ những bí mật tạo hóa ban tặng. Đến khi Tắm xong, váy áo rất hiếm khi bị ướt mà cơ thể thì đã được tắm táp thỏa thích trong dòng nước mát. Váy áo lại được thả dần xuống theo bước chân cô gái Thái lên và tới gần bờ thì trang phục đã gần như chu chỉnh hoàn toàn, váy được khéo léo cuốn lên ngang ngực. Lúc này mái tóc của cô gái Thái mới được quan tâm đến, cô gái cúi gập người bên suối mà rũ tóc, quay tóc trong làn nước trong lành, tinh khiết như pha lê.


            Hãy nhìn trăng lên, rồi lu mờ dần
            Hãy nhìn mây bay, thiết tha về ngàn chờ đợi tay người Sơn Nữ
            Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn
            Khi nhìn gió cuốn, lá thu rời cành cuộn bay lên người Sơn Nữ….


     Yên Bái là nơi sinh sống của cư dân nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc đều bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình: người Tày thể hiện qua các làn điệu hát ru truyền thống ca ngợi tình yêu lứa đôi; người Dao chăm lao động, y phục phụ nữ được thêu thùa với những họa tiết hoa văn đẹp và cầu kỳ; người H’Mông có truyền thống nhà trệ, trang phục cũng là các sản phẩm có kỹ thuật cao về tạo hình của nghề dệt và với tiếng khèn, sáo gọi bạn tình của các chàng trai H’Mông như thôi miên người nghe.
     Người Thái ờ Tú Lệ, Yên Bái ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống “Tắm Tiên” hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và các cô gái Thái trở thành những nàng Tiên giữa trời đất. Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai bản cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có các hành vi xấu, nếu không sẽ bị các chàng trai bản và chính quyền trừng phạt.
            Khi nhìn chim bay, bay đi tìm đàn
            Khi nhìn gió cuốn, lá thu rời cành cuộn bay lên người Sơn Nữ…
     Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, địa hình chủ yếu là đồi núi. Nơi đây là một vùng đất tổ của Việt Nam: vua Hùng Vương đã dựng Văn Lang, quốc gia đầu tiên của nước ta. Phú Thọ cũng là địa phương có nhiều dân tộc sinh sống: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán chay…có truyền thống văn hóa đa dạng, có nhiều lễ hội, lớn nhất là Lễ hội đền Hùng (10/3 â.l.). Người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm, họ hát trong lao động sản xuất, trong dịp hội hè, cưới xin.
     Sơn nữ Tắm Tiên – tuyệt tác núi rừng ở Phú Thọ. Văn minh ngày nay đã lan vào tận các bản làng xa xôi hẻo lánh, cộng thêm với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi, khiến những phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc mất đi, trong đó tục Tắm Tiên cũng mai một đi rất nhanh. Có lẽ Tắm Tiên đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc cần phải được bảo tồn. Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ Tắm Tiên là phương pháp tốt nhất để Con người hòa mình với Thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân. Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn vùng Tây Bắc , Tây Nguyên, trong một chiều các cô Sơn nữ Tắm Tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng trời đất và những người của vùng cao huyền thoại.


           Sơn Nữ ơi! Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian, rồi thương rồi nhớ
           Sơn Nữ ơi! Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây?


     “Tắm Tiên” ở vùng Tây Bắc có lẽ là một nghệ thuật mà con gái dân tộc Thái được học ngay từ khi bắt đầu biết khép nép, thẹn thùng. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của con gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc , họa…
Bài thơ “Em tắm” của Bùi Văn Ùi, dân tộc Thái, được bình chọn là 1 trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ 20:


            Sao anh lại rình Vẫn ngát thơm hoa rừng
            Trộm xem em tắm Da của em trắng ngần
            Da của em ngần trắng Là của anh tất cả
            Da của mẹ, của cha Không phải người xa lạ
            Tay của em lấm lem Việc gì mà trộm xem
            Tay của than, của bụi Em tắm suối giữa Mường
           Tay của rừng, của núi Tắm trong mối yêu thương
           Tay của đất, của nương Có anh đang đứng giữ
           Em tắm xong lại sạch Chớ để Tây đến Mường.


     Chợt nghĩ chỉ trong thời gian không xa nữa, người miền xuôi và người dân tộc sẽ có sự giao lưu mạnh mẽ. Và rồi, nhiều phong tục, tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc sẽ mất đi. Tắm Tiên sẽ ít đi, không còn nữa, Bến tắm cũng sẽ vắng bóng những Sơn nữ thuở nào còn Tắm Tiên trong suối nước mơ màng, e ấp bên các nhánh lan rừng, làm ngất ngây bao trái tim của các chàng Lữ khách hào hoa, đa tình từ khắp mọi miền đất nước…Hiện nay muốn gặp cảnh Tắm Tiên nơi suối nguồn thì du khách phải đi vào các bản làng tận cùng , hẻo lành xa xôi, nơi chưa có đường giao thông thì may ra mới tận hưởng được cảnh hữu tình, thú vị này của các cô gái dân tộc.
Mọi người đều luyến tiếc, lưu luyến một thời mà các chàng trai, mỗi khi lạc vào Bến tắm của các cô gái dân tộc Thái, Mường…đều thốt lên trong sự hăm hở, đê mê:


            Phải chăng là Tiên nữ giáng trần
            Sơn nữ trút bỏ xiêm y
            Bên suối mơ, hoa rừng e ấp
            Nhìn Tắm Tiên này!

Theo newvietart.com


 

Các bài viết khác:
Nghiên cứu về bài thơ Tha La xóm đạo
Nghiên cứu về bài thơ Tha La xóm đạo

 Bài thơ "Tha La xóm đạo" của Vũ Anh Khanh, được bạn đọc quan tâm đóng góp nhiều ý kiến và tư liệu quý báu nhằm làm sáng tỏ những điểm chưa rõ, để bài thơ nổi tiếng này xứng…

Đây Tha La xóm đạo
Đây Tha La xóm đạo

Vũ Anh Khanh viết bài thơ Tha La xóm đạo vào năm 1950, sau ngày ông đến thăm Tha La.

Nắng mưa đã phai trên cuộc tình ngày nào
Nắng mưa đã phai trên cuộc tình ngày nào

Nhạc Ngô Thụy Miên bản nào cũng lãng đãng mơ màng, vương vất nỗi buồn, nhưng đó là cái buồn trong sáng, đẹp dịu dàng, như ông từng nói: “Cái đẹp của cuộc tình là có đổ vỡ nhưng mà…

Nghe bài hát

Elvis Phương C

Ánh Tuyết C#

Duy Quang C

Khánh Ly G

Anh Thơ C

Giao Linh G

Quốc Đại D

Sĩ Phú (trước 75) C

Quang Thọ C

Thùy Dương A

Tuấn Vũ C

Tứ Ca Nhật Trường (trước 75) C

Thanh Lan (trước 75) Bb

Hợp âm ca khúc
Sơn nữ ca

Một đêm trong rừng [C] vắng [Dm] Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp [G] thoáng Bóng cô sơn nữ miệng cười xinh [C] xinh [Am] Một đêm trong rừng [Em] núi [Am] Có anh lữ khách nhìn trời [G]…