Cuộc sống cực khổ của nhạc sĩ Vinh Sử

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 5457

“30.000 nghìn đồng có khi chúng tôi ăn được trong hai ngày, tôi thì ăn chút rau chấm nắm vậy thôi, còn ông ấy thì ăn có chút xíu” – Bà Nguyễn Ngọc Lệ chia sẻ.

 

Hôm qua (3/4), nhạc sĩ Vinh Sử đột ngột phải cấp cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, ngay sau đó ông được các bác sĩ chỉ định mổ gấp, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Khi chúng tôi tìm đến thì thấy bà Lệ là vợ cũ của ông đang túc trực trước phòng mổ để khi các bác sĩ, y tá cần gì thì gọi đến.

Bà Lệ cho biết, nhạc sĩ Vinh Sử đã được các bác sĩ mổ thành công hồi tháng 8/2013, sức khỏe sau đó cũng khá lên, nhưng không được bao lâu thì ông ấy lại bị di căn.

Từ cuối năm 2013 đến nay ông ý phải tới bệnh viện điều trị thường xuyên, đến nỗi các bác sĩ y tá ai cũng biết mặt. Trong lúc chờ đợi chồng trong phòng mổ. Bà Lệ bùi ngùi chia sẻ về những năm tháng bệnh tật của nhạc sĩ Vinh Sử.

“Nhạc sĩ Vinh Sử bị bệnh ung thu đại tràng cho đến nay đã được 4 năm rồi, cũng trải qua mấy lần mổ, những tưởng đã đẩy lùi được căn bệnh nhưng không ngờ nó di căn, ông ấy đã xạ trị rồi nhưng vẫn không khỏi. Hôm qua, nhận thấy tình trạng bệnh của ông ấy càng thêm nặng nên tôi đã chở ông ấy đến nhập viện".

"Tại đây, các bác sĩ lại khuyên phải mổ tiếp nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Trước tình vậy, chúng tôi quyết định mổ tiếp cho ông ấy”.

Bà Lệ và nhạc sĩ Vinh Sử từng gắn kết tình nghĩa vợ chồng trong một thời gian, cũng có con chung với nhau, nhưng sau đó ông bà chia tay. Sau này khi thấy chồng cũ bệnh tật, bà Ngọc Lệ quay lại chăm sóc ông tận tình.

Theo lời bà Lệ, nhạc sĩ Vinh Sử là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng nhưng cuộc sống hiện nay của ông ý rất khổ cực.

Ông ấy đang thuê một căn phòng nhỏ chưa đầy 15m2 ở quận 7 – TP HCM. Trong nhà chật hẹp, đồ đạc trong phòng hầu như chẳng có gì, có vài vật dụng đơn giản để phục vụ cho cuộc sống qua ngày, còn lại là những sấp bản thảo ông ấy viết nhạc mà thôi.

“Những ngày thời tiết mát mẻ thì còn đỡ chứ nóng nực, ông ấy nằm trong căn phòng đó nóng như thiêu đốt, lại bị bệnh tật hành hạ, nhiều lúc nhìn ông ấy đau đớn nhưng giờ tôi chỉ biết chăm sóc ông ấy cho chu đáo thôi chứ giờ cũng biết làm sao được” -  Bà Lệ vừa nói nước mắt vừa lăn dài trên khuôn mặt đầy khắc khổ.

Cuộc sống về già của nhạc sĩ Vinh Sử càng khổ hơn khi bị căn bệnh ung thư hành hạ suốt nhiều năm qua. Hàng ngày, vào buổi sáng, bà Lệ thường chuẩn bị hết đồ ăn sáng và trưa cho chồng. Sau đó bà đi nhận thuê việc giặt quần áo cho người ta để trang trải cuộc sống của vợ chồng già.

Bà Lệ kể: "Có những hôm trong hai ngày chúng tôi chỉ tiêu có 30.000 nghìn để mua thức ăn. Tôi thì chỉ cần chút rau chấm mắm, trái cà chua dầm cũng xong bữa. Tôi chỉ mong trời cho tôi có sức khỏe để chăm sóc ông ấy, tôi thì ăn gì cũng được, miễn sao ông ý ăn được chút để cho sức khỏe hồi phục. Bản thân ông Sử cũng ăn được rất ít vì căn bệnh tác quái".

Bệnh nặng là vậy, nhưng nhạc sĩ Vinh Sử cũng không muốn nhờ cậy đến con cháu, chia sẻ về điều này, bà Lệ cho biết: “Các con của ông cũng rất khó khăn, chúng cũng đi làm thuê làm mướn, cũng phải lo cho cuộc sống gia đình. Vì thế ông ấy không phiền hà đến các con của mình”.

"Mỗi khi bệnh tái phát, tôi  lại khăn gói đồ đạc để đằng trước xe, đèo chồng ngồi phía sau đưa ông lên bệnh viện. Lên đến bệnh viện, tôi dìu ông lên phòng chờ khám bệnh trước, sau đó lóc cóc xuống lấy đồ đạc mang lên. Trong lúc chờ khám bệnh, bác sĩ gọi mãi không thấy ông ấy đâu, đến khi tôi đến thấy họ đã để sổ sang bên cạnh. Tôi liền đi tìm thì thấy ông ý đang đứng ở hành lang, tôi có hỏi thì ông ấy bảo: Tôi ra ngoài này nhìn trời nhìn đất, rồi còn sáng tác nhạc chứ ở trong đó đông đúc thế làm sao tôi có cảm hứng được, Bà Lệ kể lại sự đam mê công việc của chồng cũ.

Bà Lệ cho biết, dù có mang bệnh nặng nhưng nhạc sĩ Vinh Sử vẫn yêu nghề đến cháy bỏng. Nhiều lúc chính bản thân bà cũng không thể lý giải được vì sao ông lại yêu nghề đến thế.

"Ông ấy vẫn sáng tác vẫn cần mẫn chăm chỉ, chưa bao giờ nghỉ. Có thời điểm bệnh nặng, tay run ông còn không vẽ chuẩn được nốt nhạc nhưng ông vẫn sáng tác. Nhiều khi nhìn thấy ông ý căng thẳng, suy nghĩ điều gì dữ lắm, thì tôi lo lắng lắm bởi bác sĩ lúc nào cũng khuyên là phải giữ gìn sức khỏe không được suy nghĩ nhiều".

Bản thân bà Ngọc Lệ nhiều khuyên nhủ chồng giữ gìn sức khỏe, nhưng ông một mực khẳng định: sẽ sáng tác đến cho đến khi nào không thể nào cầm được cây bút trên tay, nằm một chỗ, lìa xa cõi đời này thì mới ngừng sáng tác.

Mong ước lớn nhất của bà Lệ là sau ca mổ này, sức khỏe của nhạc sĩ Vinh Sử sẽ khá hơn. Dù bây giờ ông bệnh tật có khó tính, nhưng vẫn còn đầy đủ hai người, sống cũng không cô quạnh.

“Từ ngày ông ấy bệnh, ông ấy suy nghĩ dữ lắm, mỗi lần mổ là chỉ nhìn xem tôi khóc hay cười, nếu tôi khóc thì lại nghĩ chắc bác sĩ báo là bệnh nặng nên người thân mới khóc thế kia. Chính vì thế mỗi khi ông ấy mổ tôi lại cười nhưng trong lòng tôi lại khóc, tươi ngoài héo trong mà, mong để ông ấy nhìn thấy mà có tinh thần chống chọi với bệnh tật” – Bà Lệ khóc khi chia sẻ về bệnh tật của chồng cũ.

Nhạc sĩ Vinh Sử tên đầy đủ là Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại quận 4, Sài Gòn. Cha mẹ của ông từ Hà Tây đi làm phu đồn điền cao su cho Pháp, lưu lạc vào miền Đông Nam Bộ trong thập niên 1940. Sau đó gia đình tìm về miền đất hứa Sài Gòn, sinh sống bằng nghề làm lò bún trong một xóm lao động nghèo ở quận 4. Gần 10 tuổi đầu ông mới đi học lớp năm (lớp một bây giờ), ông là người duy nhất trong số 4 anh chị em trong gia đình được đi học.

Học hết lớp nhất (khoảng 15 tuổi) thì Vinh Sử bỏ học vì mê nhạc. Âm nhạc như đã có sẵn trong máu của ông từ kiếp nào. Vừa học nhạc, ông vừa mua sách hướng dẫn sáng tác nhạc để học cách sáng tác. Sau một năm học nhạc, Vinh Sử âm thầm tập sáng tác, những tác phẩm của ông nói về sự chia ly, những mất mát của tình yêu đôi lứa. Hình như trong tất cả nhạc phẩm nói về tình yêu của ông chỉ có những nhớ nhung, đau thương, mỗi người một ngả, yêu và không được yêu... Các bản nhạc: Gái nhà nghèo, Hai bàn tay trắng, Người phu kéo mo cau, Nhẫn cỏ cho em... đã được ông sáng tác từ trong những ngày đầu tập tành làm nhạc sĩ. Sau đó ông trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng, được mệnh danh là “vua nhạc sến”, có những thời kỳ huy hoàng ông từng làm “vua một đêm” ở các nhà hàng sang trọng bậc nhất Sài Gòn, chi phí mỗi đêm cả chục lượng vàng.

Thế nhưng về già, người nhạc sĩ nổi tiếng một thời gần như trắng tay khi phải sinh sống trong căn nhà trọ trật trội và đang đối diện với căn bệnh ung thư và nỗi khắc khoải kiếm tiền chữa trị căn bệnh.

Theo vietnamnet.vn

Các bài viết khác:
Sự thật cái chết của cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính
Sự thật cái chết của cha tôi – nhà thơ Nguyễn Bính

Cha tôi mất đến nay đã được 48 năm, trong khoảng thời gian đó, có biết bao ý kiến, bao bài báo nói về cái chết của ông, biết bao là dị bản. Những người trong gia đình họ tộc nhà…

Người viết sử cách mạng bằng âm nhạc
Người viết sử cách mạng bằng âm nhạc

Lưu Hữu Phước  là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX. Cuộc đời và tác phẩm của ông gắn bó mật thiết và có tác động to lớn đối với cuộc đấu tranh giành…

Những bóng hồng trong thơ nhạc: Ngày xưa Hoàng Thị...
Những bóng hồng trong thơ nhạc: Ngày xưa Hoàng Thị...

Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, ca khúc Ngày xưa Hoàng Thị (thơ Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc) đã từng gây xôn xao trong đời sống âm nhạc miền Nam. Cả thơ lẫn nhạc đều rất…

Tiểu sử Vinh Sử

Vinh Sử (tên thật Bùi Vinh Sử, sinh năm 1944 tại Sài Gòn) là một nhạc sĩ Việt Nam, được mệnh danh là "Vua nhạc sến".

Vinh Sử sáng tác với nhiều bút danh như Vinh SửCô PhượngHàn NiDiễm NhiĐức Vượng,... Ông gắn bó với dòng nhạc quê hương mang tính đại chúng. Các sáng tác của ông được hầu hết giới bình dân đón nhận vì nó gần gũi với cuộc sống của họ. Nội dung ca khúc thường nói về những thân phận không may mắn, những mối tình trắc trở do không "môn đăng hộ đối" giữa một chàng trai nghèo và một cô gái giàu sang. 

Xem chi tiết

Sáng tác của Vinh Sử
Gõ cửa trái tim

1. Gõ cửa trái [Dm] tim [Gm] van em được [Dm] vào [F7] Dù tình xót [Bb] xa [C7] chung...

Đoạn buồn đêm mưa

1. Đêm [Am] nay trên phố mưa tơi [C] bời Lòng [F] nghe bao [E7] nhớ nhung đầy [Am] vơi...

Đêm lang thang

1. Bước lang [Am] thang qua từng vỉa hè Biết đêm [G] nay đi về nơi [Am] đâu Người yêu...

Không giờ rồi

1. Không giờ [A7] rồi em ngủ đi [Dm] thôi Hơi đâu mà [D7] lo lắng em [Gm] ơi.... Thà...

Làm dâu xứ lạ

1. Thôi em theo [Am] chồng làm [C] cô dâu xứ [Am] lạ Bao nhiêu ân [F] tình giờ tim...