Nhạc sĩ Văn Lương - với tía em, má em

Gửi bởi: cobedanau | Lượt xem: 4879

Trong số những ca khúc được sáng tác ở miền Nam trước 1975, có một bản nhạc rất riêng, không lẫn với bất cứ ca khúc nào bởi nét mộc mạc, dung dị đúng chất của người nông dân Nam bộ: “Tía em hừng đông đi cày bừa, má em hừng đông đi cày bừa. Tía em là một người nông dân, má em cũng là người nông dân. Cùng sống trên đồng bao la…”. Ca từ đơn giản, tự nhiên như một bài đồng dao, vậy mà đã có bao thế hệ say sưa hát bài hát này, từ nông thôn đến thành thị, từ người lớn đến trẻ con...

Vâng, cách đây 40 năm tôi cũng đã "mục sở thị" những nhóm "văn nghệ vườn" tập múa bài hát này. Tôi đứng nhìn và hát theo cho đến lúc thuộc lòng bài hát và đó cũng là lần đầu tiên tôi biết được người miền Nam gọi bố là "tía". Ca từ trong Tía em, má em chẳng chút hoa mỹ nhưng đã vẽ ra trước mắt người hát một bức tranh quê đẹp lung linh: "Những đêm trời trăng lên tròn tròn. Gió đưa ngàn cây kêu xạc xào. Chúng em cùng hợp đoàn vui chơi. Chúng em cùng hợp đoàn vui ca, dưới ánh trăng ngà lung linh…". Trong giới văn nghệ, nhiều người chỉ cần viết được một tác phẩm "xuất thần" là đủ để thành danh, chẳng hạn: Đoàn Phú Tứ với bài thơ Màu thời gian, Hữu Loan với Màu tím hoa sim, nhạc sĩ Lê Hoàng Long với Gợi giấc mơ xưa, nhạc sĩ Từ Vũ với Gái xuân… và Văn Lương với Tía em, má em cũng nằm trong trường hợp này (dù đây không phải là tác phẩm duy nhất của ông).

Nhạc sĩ Văn Lương tên thật là Đặng Tấn Hiền, sinh năm 1931 tại xã Tân Bửu (Bến Lức, Long An). Ông là con nhà địa chủ, dù bố mất sớm nhưng là cháu đích tôn nên được ông nội chia cho 70 mẫu ruộng thừa kế. Tuy nhiên, trong bối cảnh giặc giã, loạn ly, ông đã từ bỏ tất cả để tham gia kháng chiến khi mới 15 tuổi. Đến năm 1953, từ miền Đông, ông và một số văn nghệ sĩ được điều về miền Tây Nam bộ. Trở về với chính cái gốc nông dân Nam bộ, được sống gần gũi với bà con nông dân, Văn Lương luôn trăn trở làm sao cho đời sống người nông dân bớt cơ cực, mơ ước một ngày non nước hòa bình để con em nông dân được chơi đùa hồn nhiên, được đến trường, học hành thành tài... Và rồi Văn Lương viết Tía em, má em. Sau hiệp định Genève (1954), ông được tổ chức phân công hoạt động nội thành và trở thành một nhà báo với bút danh Đặng Tấn, viết cho các tờ Tiến thủ, Tiếng chuông… Với chủ trương chống văn hóa, văn nghệ ngoại lai, NXB Tinh hoa miền Nam của nhạc sĩ Lê Mộng Bảo đã mua bản quyền Tía em, má em với số tiền 2.000 đồng. Ít lâu sau, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo nói với tác giả rằng: "Những ca khúc khác thường được in với số lượng 10.000 bản nhưng vẫn bán chạy. Riêng Tía em, má em in có 2.000 bản mà chỉ bán được một nửa. Chỉ cần nghe Túy Phượng hát trên Đài Phát thanh vài lần là ai nấy đều thuộc lòng. Họ mua nhạc làm gì nữa".

Sau 1975, Văn Lương đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết thành lập Đoàn ca múa - ảo thuật - xiếc Hương Miền Nam. Con người từng được thừa kế 70 mẫu ruộng ấy nay... phải đi ở đậu nhà bạn. Thậm chí vợ ông mất vào năm 1992 cũng không có đất an táng. Ông có hai điều băn khoăn: "Ca khúc Tình không biên giới của tôi (sáng tác 1965), sau ngày giải phóng được K.L thu vào băng cassette và tung ra ở thị trường trong nước nhưng đã sửa lời ở một vài câu. Việc sử dụng ca khúc cũng như sửa đổi ca từ mà không hề xin phép tác giả rất dễ gây hiểu lầm về thái độ chính trị của tác giả. Ca khúc Tía em, má em cũng từng bị Duy Khánh sử dụng vào mục đích thương mại nhưng không quan trọng bằng việc Đài BBC (Anh) dùng làm nhạc hiệu cho một chương trình nói về nông thôn Việt Nam (tin này do anh Năm Triều, Trưởng ban Hội ái hữu nghệ sĩ nói lại với Văn Lương). Tất cả đều không có tác quyền, không có sự đồng ý của tác giả...".

Theo vietbao.vn

Các bài viết khác:
Randy - Ca sĩ hải ngoại - Tuổi thơ cay đắng và một cuộc đời đầy tâm sự
Randy - Ca sĩ hải ngoại - Tuổi thơ cay đắng và một cuộc đời đầy tâm sự

Ca sỹ một thời làm mưa làm gió với những ca từ “thằng bé âm thầm đi vào ngõ nhỏ…” có số phận khổ ải không khác gì đứa bé trong ca khúc ấy. Tưởng rằng sau này sẽ được…

Hoàng Nguyên và mối tình âm nhạc với xứ sương mù
Hoàng Nguyên và mối tình âm nhạc với xứ sương mù

Đà Lạt, cũng giống một vài đô thị ở Việt Nam, là một trong những vùng đất được rất nhiều nhạc sỹ yêu mến và bởi vậy, rất nhiều ca khúc hay viết về nơi này. Một trong những nhạc…

Hoàng Nguyên – Cung đàn tài hoa bạc mệnh
Hoàng Nguyên – Cung đàn tài hoa bạc mệnh

“Chiều nào dừng chân phiêu lãng,  Khách đến đây thấy hoa đào vương lối đi…”

Hợp âm ca khúc
Tía em má em

Tía [Em] em hừng đông đi cày bừa Má em hừng đông đi cày bừa Tía em là một người [Am] nông dân [Em] Má em cũng là người [Am] nông dân Cùng [Bm] sống trên đồng bao [Em] la…