Bài hát "Chân Nguyên" là một bản nhạc Thiền?

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 5278

Cách nay gần một năm. tình cờ nghe bản nhạc với tựa đề khá lạ: Chân Nguyên cuả Trực Hối.   Do ca sĩ Hà Thanh trình bày. Hiểu ngay là bản nhạc mang tính tôn giáo, ở đây là Phật giáo….

Bản nhạc không có gì đặc sắc về nhạc thuật.  Nhưng về lời của bản nhạc  khá nhẹ nhàng, không nặng nề từ ngữ  kinh kệ như hầu hết nhạc và thơ mang tư tưởng Phật giáo được gọi là  thơ, nhạc “Thiền” … Thơ và nhạc  không hẳn phải dùng những từ ngữ  trong các bài kệ. bài kinh mới là thơ thiền, nhạc thiền…. Đây có lẽ là bản nhạc ngoại lệ.  Không hiểu  đây có phải là ý kiến chủ quan hay không ?   Cũng như những  bài Đạo Ca của nhạc sĩ Phạm Duy được ông cho là nhạc Thiền.  Tôi đã được nghe  ông trao đổi với bạn hữu, đọc trên Net, trên báo chí:  Ông  sẽ sáng tác  một số Đạo Ca mà ông cho là nhạc Thiền.  Và Ông đã cho ra đời  một CD Đạo ca.  Nhưng cái ý nguyện chuyển những bản nhạc Đạo Ca  của ông thành những bản Thiền Ca hầu như không  thành.   CD Đạo Ca của ông được giới thiệu, quảng cáo qua nhiều phương diện.  Nhưng  theo thiển kiến của tôi cho tới nay nó đã đi vào quên lãng.  Có nghĩa là quần chúng không chấp nhận.   Việc này có thể lý giải qua cuộc sống và nhân cách của Phạm Duy.   Ông là một con người  đầy tự mãn, đầy tham vọng,.  Ông hoàn toàn thiếu cái dung dị, hòa nhã, nhẹ nhàng, khiêm tốn, cung kính của một “Thiền Giả”. Ông đã sáng tác 10 bản Tục Ca lờ lẽ dung tục của một kẻ  đầu đường xó chợ thì ông lấy cái “Tâm” ở đâu mà viết nhạc Thiền?

Người ta cũng thường cho nhạc TCS là nhạc thiền.   Chỉ đúng một phần và chỉ năm ba bài như Ru Ta Ngâm Ngùi, Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ, Biết Đâu Nguồn Cội..  Nhạc Trịnh Công Sơn (TCS)  người nghe cảm nhận được cái gì đó có vẻ sâu lắng, một chất buồn nhìn đời bằng con mắt bi quan, tiêu cực ảnh hưởng bởi triết hiện sinh, nhưng nhẹ hơn.   Có lẽ  TCS sống  trong tư tưởng Phật Giáo từ thủa nhỏ nên cường độ của hiện sinh nhẹ đi nhiều..   Điều này làm cho nhiều người lầm tưởng đó là tư tưởng Thiền.  Những tư tưởng chán nản tiêu cực trong  bối cảnh lịch sử chiến tranh của đất nước khi đó được truyền tải qua những bản nhạc của TSC hoàn toàn  không đem lại sự an tịnh, bình an, giải thoát con người như là bản chất của Thiền.. Nhưng hầu hết nhạc của TCS như những trái phá, trái rocket  phá nát tinh thần yêu nước, sức hăng say chiến đấu. Không tạo được tình yêu thương nhân loại cho lớp người trai trẻ của một thế hệ cần sự hăng say chiến đấu cho cái Thiện, cho công bằng, an sinh của mảnh đất tự do, dân chủ Miền Nam. Một mảnh đất, và một chính thể lấy yêu thương, công bằng làm nề tảng.  ?
Bản chất của Thiền là giải thoát, là bình dị, là tĩnh lặng, là an bình.  Vây  trong các bộ môn của văn học nghệ thuật nếu không đạt được những tính chất cao cả như thế  sẽ không được xem là những tác phẩm về Thiền..
Lần đầu tiên khi nghe bản Chân Nguyên tôi như người đang đi giữa  trưa hè gặp được bóng cây bên dòng suối.   Ngồi yên nghe, lời nhạc như tiếng nước róc rách, chưa kịp uống nước đã thấy  sự êm ả dịu dàng thấm dần vào tim não.

Bản Chân Nguyên gần như đứng một chỗ khá riêng biệt với những bản nhạc của Phật Giáo mà tôi thường nghe trong các dịp lễ.  Những bản nhạc ấy  được gọi là nhạc thiền.  Nhưng theo tôi đó là nhạc Đạo. Nhạc của Phật Giáo, Nhạc mang tính đạo pháp rất khác với Nhạc Thiền….Bản Chân Nguyên, nếu xét cho cùng  thực ra cũng chưa hoàn toàn là một bài nhạc Thiền


Ta thử nghe hai câu:
Chân nguyên – Tiếng ấy quen thân từ thuở hồng hoang
Chân nguyên – Bóng dáng song sinh từ cõi địa đàng.

Nếu tôi không nhầm hai câu trên mang bóng dáng tư tưởng Kitô giáo… Nó mở ra khung cảnh của thời sáng thế.  Tư tưởng này dường như  không gặp trong  sách vở kinh điển của Phật Giáo.

Chân nguyên – Chẳng cách không gian và chẳng thời gian
Chân nguyên – Người vẫn trung trinh chờ ta trở về

Hai câu này nói tới  một góc độ  rất nhỏ  của Chân Nguyên.  Bản chất đó chính là  cái vượt thời gian,  cái muôn đời,  cái hằng cửu, cái không biến đổi, không tì vết,  mãi mãi trinh nguyên và thủy chung… Đây cũng là một tư tưởng hiếm thấy trong Phật Giáo. Nếu có thì  chỉ gặp ở những bậc cao tăng đức độ.  Nhưng các Ngài không dễ nói ra.
Ngoài bốn câu trên , phần lời còn lại của bản nhạc  là những lời khuyến thiện, nhắc nhở người nghe hãy quăng  bỏ mọi ham muốn dục vọng để trở về với cái chí thiện, với Chân Thiện Mỹ cũng là trở về với cội nguồn Hư không, bất diệt của Chân Nguyên

.

Tiếng chuông chùa vang vọng từ xa
Sớm khuya như giục lòng ta trở về nơi quê nhà
Cuộc đời như khói như sương
Mà người sao mãi vấn vương
Mê lầm nên đau thương trầm luân mãi…
Lối đi về đốt tuệ thường soi
Tiếng từ âm mãi thường vang
Đường đi trải ánh nắng vàng
Trở về ân trú chân nguyên
Cuộc trần thôi hết đảo điên
Tâm thường như hư không Chân nguyên…

Rõ ràng đây là một bài khuyến thiện của môt vị Tỳ Kheo.  Một bài thuyết pháp về cách sống và hành đạo.  khuyên mọi người hãy tỉnh ngộ để khỏi vướng mắc vào mê lầm xem vật chất trên tất cả, là cứu cánh, là cùng đích của cuộc đời này… Bản nhạc như  hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta : Nếu xem vật chất là cứu cánh,  thì đó là một mê lầm…Chỉ có Chân Nguyên mới cao cả, mới giải thoát tâm hồn. Và  cuối cùng khi  tâm hồn xua bỏ được bao dục vọng thì cuối ngã cuộc đời Chân Nguyên vẫn trung trinh đợi chờ chúng ta ở cõi an bình .
Khởi đầu bản nhạc với hai câu :
Chân nguyên – Tiếng ấy quen thân từ thuở hồng hoang
Chân nguyên – Bóng dáng song sinh từ cõi địa đàng
Bởi kết hợp được một cách hoài hòa  hai tư tưởng lớn Phật Giáo và Kitô Giáo, tác giả Trực Tâm đã đi vào cái phá chấp của Thiền. Theo tôi đây là một điều hiếm hoi đối với các đệ tử Phật Giáo.    Chính điểm này đã đưa tôi tới quyết định viết bài Rong Bút về bản nhạc Chân Nguyên này
Một trong những bản chất của Thiền là phá chấp.  Thiền không thấp cũng không cao. Thiền không dài không ngắn,  không đen không trắng, không tròn không vuông.  Thiền ở trong tôi,  trong anh,  trong người Phật Tử, trong người Kitô Hữu, trong người Muslim,  trong mọi nơi, mọi chốn, trong quá khứ, hiện tại, vị lai.  Bởi đó chúng ta mới thấy chất thiền trong  thơ

Mẫn Giác Thiền Sư
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Tô Đông Pha,
Lô Sơ .
Lô Sơn yên tỏa Triết giang triều
Vị đáo bình sanh hận bât tiêu
Đáo đắc hoàn lai vô biệt vị
Lô Sơn yên tỏa Triết giang triều

Khói sóng mù bay cảnh Triết giang
Một đời chưa tới dạ chẳng an
Tới rồi chẳng thấy điều chi lạ
Sương khói mù bay sóng Triết giang
Ngọc Danh phóng ngữ

Phạm Thiên Thư.
Chim từ bỏ động hoa thưa
Người từ tóc biếc đôi bờ hạ đông
Lên non kiếm hạt tơ hồng
Đập ra chợt thấy đôi dòng hạc bay
Mùa xuân mặc lá trên ngàn
Mùa thu mặc chú bướm vàng tương tư
Động nam hoa có thiền sư
Đổi kinh lấy rượu tâm hư uống tràn
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

Trong các tác phẩm trên chúng ta không thấy bóng dáng câu Kệ câu Kinh nào.  Nhưng khi nghe, khi đọc thiền như  lãng đãng ở quanh ta.  Không một lời khuyến thiện  không xem cuộc đời là bể khổ và  không kêu gọi con người  đừng : Mê lầm nên đau thương trầm luân mãi.. (trích lời Chân Nguyên).
Những ai đã từng nghe nhạc Thiền , đọc thơ  Hài Cú , xem vườn cảnh của người Nhật,  chất thỉền và tinh túy của Thiền cứ nhẹ nhàng thấm dần vào  tâm não.    Khi bài nhạc đã hết, câu thơ đã xong, bước  ra khỏi vườn cảnh âm hưởng của chúng cứ mãi âm vang trong tâm tưởng như một hồi chuông chiều trong không gian tĩnh lặng chốn thôn trang hay miền sơn cước.
Chân Nguyên : Chính là diệu tâm,  là cõi niết bàn, là hư không của Phật Giáo. Là Chân Thiện Mỹ, là  CõiThiên Đàng hay cũng chính là bản tính của  Vô Thủy, Vô Chung của Thượng Đế, của Thiên Chúa.
Chân Nguyên cũng chính là ngọn đuốc soi đường dẫn lối ta khỏi mê lầm, khỏi lạc đường để đi trên con đường thiện hảo…Và ở cuối con đường  chúng ta gặp được Chân Nguyên.  Đó chính là bản lai diện mục của Đấng Tối Cao, Chí Thánh, Chí thiện. là Thiên Đàng, là Niết bàn.

Làm nhạc thiền, thơ thiền không dễ.  Nói tới thiền càng không dễ  một chút nào…. Chỉ những người có tâm Thiền thì  lời nói, câu thơ, khúc nhạc, họa phẩm mới toát ra được cái tinh túy của Thiền..  Đó chính là cái  Vô Ngôn, cái bản lai diên mục của Thiền, của Chân nguyên.   Thiền càng giải thích càng rối rắm.  Càng mong cầu tìm hiểu Thiên Chúa, Thượng đế chúng ta càng lúng túng .
THIỀN, Chân Nguyên, Thiên Chúa  không thể dùng lời để nói, để quãng diễn.  Hãy hiểu Thiền, Chân Nguyên, Thiên Chúa bằng trái tim từ bi, bằng tấm lòng nhân hậu, chan chứa yêu thương tình nhân loại.  Hãy lắng đọng Tâm hồn  trong an bình, tĩnh lặng. Rồi một ngày nào đó khi chúng ta  nghe  được cái người khác không nghe được. Thấy cái người khác không thấy được.  Lúc đó Chân Nguyên sẽ ở ngay trong tâm hồn của chúng ta và  sẽ ngộ được  công án làm nhức óc bao nhiêu thiền sinh:
“Thế nào là tiếng vỗ một bàn tay”
Xin hãy nghe từng lời từng câu được tác giả Trực Hối nói với ta về  Chân Nguyên.  Bởi chúng ta quá mê lầm  trong tham  sân si  nên không thấy  Chân Nguyên. Vì trước con mắt người đời vật chất,  tiền tài , quyền lực của cuộc sống hiện hữu đẹp và quyến rũ hơn Chân Nguyên ở cõi tĩnh lặng, vô ngôn rất nhiều……

Như vậy. bản nhạc Chân Nguyên có phải là một bản nhạc thiền ?  Xin nhường sự phán đoán cho quý độc giả


California July 27,  2013

 

Nguồn: Ngọc Danh (huongtinhque.net)

Các bài viết khác:
Người mẹ Việt và đứa con lai - ca sĩ nổi tiếng - Randy
Người mẹ Việt và đứa con lai - ca sĩ nổi tiếng - Randy

Sau 40 năm, người phụ nữ Huế ngày nào ngờ rằng ca sĩ da màu người Mỹ gốc Việt Randy chính là giọt máu bỏ rơi của mình.

Hành trình tìm mẹ của ca sĩ Mỹ gốc Việt - Randy
Hành trình tìm mẹ của ca sĩ Mỹ gốc Việt - Randy

Từ đầu năm 2012, nhiều người thấy bóng một chàng trai Mỹ đen có giọng ca buồn ảo não thấp thoáng khắp các đường phố Hà Nội, Quảng Nam, TP HCM để… tìm người mẹ ruột và cội nguồn bí…

Trung thu nhớ “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương
Trung thu nhớ “Thằng Cuội” của nhạc sĩ Lê Thương

“Thằng Cuội” được Lê Thương viết khoảng thời gian 1946-1954 với những ca từ chơn chất, dân dã, dễ nhớ và dễ hát như một khúc đồng dao.

Nghe bài hát

Gia Huy F

Hà Thanh B

Lệ Thu G

Hợp âm ca khúc
Chân nguyên

1. [F] Chân nguyên, tiếng ấy quen [C7] thân từ thuở hồng [F] hoang [Gm] Chân nguyên, bóng dáng song [C7] sinh từ cõi địa [F] đàng Mãi [Dm] theo hoa đốm hư [C7] không chìm [Dm] trong biển tối…