Công chúa Huyền Trân

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 2093

Công chúa Huyền Trân (chữ Hán: 玄珍公主; 1289 - 1340), là một công chúa đời nhà Trần, là con gái của Trần Nhân Tông, em gái của Trần Anh Tông

Hình ảnh Sự  thật Huyền Trân công chúa “tư thông” với Trần Khắc Chung số 2

Công chúa Huyền Trân  (Ảnh minh họa)

Năm 1306, Công chúa Huyền Trân được gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Một năm sau, Chế Mân chết, Huyền Trân công chúa được vua Trần Anh Tông sai Trần Khắc Chung cướp về, sau đó xuất gia. Câu chuyện về công chúa được truyền tụng trong dân gian, khiến công chúa trở thành một trong những công chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam

Công chúa không rõ tên thật, theo dã sử được hạ sinh vào năm 1289, mẹ công chúa có thể là Bảo Thánh hoàng hậu - con gái trưởng của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên, cũng có khả năng bà là con gái của Tuyên Từ hoàng hậu, em gái của Khâm Từ hoàng hậu.

Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành làChế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là Vương hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần, Chế Mân cử sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng nhiều quan lại nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc vương Trần Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông khi đó mới đồng ý gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Công chúa khi về Chiêm Thành, được phong làm Vương hậu thứ 2 với phong hiệu là Paramecvari. Một năm sau đó, vào tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân chết.

Thế tử Chiêm Thành là Chế Chi sai sứ sang Đại Việt báo tang. Trần Anh Tông khi đó nghe rằng theo tục nước Chiêm, Quốc vương chết thì Vương hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Trần Anh Tông liền cử Hành khiển Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu công chúa. Trần Khắc Chung thành công, cứu được công chúa và đưa xuống thuyền, đưa công chúa về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thôngvới công chúa.

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), công chúa về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng, công chúa xuất gia ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309). Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng (香幢)

Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã quy y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộcNam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự 

Công chúa mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là Thần Mẫu và lập đền thờ cạnh chùa Nộm Sơn. Ngày công chúa mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Các triều đại sau đều sắc phong công chúa Huyền Trân là thần hộ quốc. Nhà Nguyễn ban chiếu ghi nhận công lao của công chúa Huyền Trân "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" 

 

Theo Wikipeadia

Các bài viết khác:
Nhân vật
Nhân vật "Em là vì sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Hiền

"Em là vì sao sáng" của nhạc sĩ Nguyễn Hiền là một bài ca viết để tưởng niệm cô sinh viên "Quách Thị Trang - Pháp danh Diệu Nghiêm 1(948- 1963)" đã bị chế độ độc tài của gia đình họ Ngô…

Câu chuyện đặc biệt về ca khúc
Câu chuyện đặc biệt về ca khúc "Không" của Nguyễn Ánh 9

Nhắc tới diva hàng đầu châu Á Đặng Lệ Quân, phần lớn người hâm mộ sẽ nhớ ngay ca khúc “Ánh trăng nói hộ lòng tôi” - bài hát từng đưa tên tuổi và sự nghiệp của bà lên đỉnh…

“Trở về mái nhà xưa” Bài ca Napoli của anh em nhà De Curtis
“Trở về mái nhà xưa” Bài ca Napoli của anh em nhà De Curtis

Bài hát nổi tiếng “Trở về mái nhà xưa” (Torna a Surriento) của Ernesto de Curtis (Ý) được Phạm Duy viết lời Việt đã ngân vang từ nhiều năm nay và thường được hiểu như một bài ca về về tình…

Nghe bài hát

Hạnh Nguyên Am

Hợp âm ca khúc
Công chúa Huyền Trân

Intro: [Am] [F] [G] [C] - [Am] [Dm] [G] [Em] [Am] [Am] [Dm] [G] [C] - [C] [F] [G] [Em] [Am] Công chúa Huyền [Am] Trân sắc hoa thần [F] tiên Một đời hy [G] sinh cho [Am] đất Việt…