Tan tác

Sáng tác: Tu My | Nhạc Trữ tình | Điệu: Slow | kynguyen65 | 35164

b [Em-E] #
x2

Mây bao [Em] la trời đen u tối
Đêm đông [B7] trường lữ khách bâng [Em] khuâng
Ngóng về phương xa chờ tin [Am] nhạn
Nhưng nhạn [B7] nào có biết nơi nao mà [Em] chờ
Nhạn còn véo [D] von bay cao bay xa [B7] tít
Chẳng có hẹn ngày về tìm [C] ai nơi [Em] nao

Nhạn còn [B] say mê những bông hồng tươi [Abm] hắm
Nô [E] đùa cùng ngàn cành [B] liễu lả [F#] lơi như gợi tình [B] Xuân
Nhạn còn mải bắt bướm [Abm] vàng xinh [C#m] xinh
Bay lướt [E] nhẹ nhịp [F#] nhàng bên ngàn suối [B7] trong

Bây [Bm] giờ chim đã bạt [F#m] ngàn khôn [Em] tìm
Cách [G] sông cách núi muôn [B7] trùng
Gió [D] ơi, gió đưa chim [Em] về cùng ta kẻo ta mong
Gió [Am] im gió chẳng trả [Em] lời
Chim [B7] hỡi hận lòng quyết gởi mây [Em] bay
Kiếp [D] sau họa [B7] gặp, kiếp này đành [Em] thôi


Hợp âm guitar sử dụng

Bài hát cùng thể loại
Em [Am] ơi! Đợi anh [C] về! Đợi anh [F] hoài em [E7] nhé Mưa có rơi dầm [Am] dề,... 5592
Ngày [G] nào dừng chân phiêu [C] lãng Khách tới đây khi hoa đào vương lối [G] đi Màu hoa... 14254
Nhìn vườn hoa [Dm] thắm theo mùa [C] xuân chúc Tết mọi [Dm] nhà Rộn ràng trăm [C] lối mai... 11080
Xanh xanh [D] tóc mùa trăng con [Bm] gái Xanh mướt hàng [A] cây đêm vui nhìn nhau Đã từ... 3157
1. Thiệp [Em] xuân em gửi đến, em vẽ một cành [C] mai Bên cạnh một thiếu [G] phụ, đang... 18484
Bài hát cùng tác giả
Mây bao [Em] la trời đen u tối Đêm đông [B7] trường lữ khách bâng [Em] khuâng Ngóng về phương... 35164

Bình luận 7
wer31 6 năm trước

Thêm bản của Anh Ngọc đi ad
https://www.youtube.com/watch?v=vuCFdAKYP2Q

Thu Trang 4 năm trước

Bản nhạc này viết có vẻ "lạ lùng", nghĩa là không theo những cấu trúc mà người ta thường thấy! Tôi đã nghe bản nhạc này lâu lắm rồi, có lẽ từ cuối thập niên 1950's. Bản này có vẻ như là bản đầu tay của 1 người soạn ca khúc còn trẻ ? ! Tuy chỉ dùng những hợp âm căn bản, bản nhạc nghe cũng buồn buồn, và cũng không phải là ...dễ hát!
Tu My, nếu tôi không lầm, tên thật là Ðỗ Lễ (có người còn bảo là Ðỗ Hữu Lễ, hay Ðỗ Trọng Lễ--vì có ông anh ruột là Tham vụ Ngoại giao VNCH Ðỗ Trọng L.). Cả đời ông sáng tác được chừng 10 bản nhạc, mà bản nào cũng rầu rĩ, có nội dung thất tình! Ông trồng cây si với 1 cô ca sĩ có giọng hát "đặc biệt," và nổi tiếng tại Sài Gòn thời 1960-1965. Cô này giải nghệ năm 1965, để lên xe hoa với 1 ông bác sĩ! (Sau 1975, cô cùng gia đình di cư sang Canada). Ông sáng tác bản Sang Ngang, nghe buồn đau ray rứt. (do ca sĩ Hoài Xuân trình bày đầu tiên trong các phòng trà Sài Gòn, sau đó 2 người trở thành vợ chồng). Sau khi di cư qua Mỹ sống chừng 3 năm, ông quay về lại Việt Nam, và mất năm 1997 tại Sài Gòn vì tự tử!

Tuan Ngo 3 năm trước

Mến gửi chị Thu Trang tham khảo bài viết của NS Phạm Duy về NS Tu My; em rằng thông tin của chị ở trên không chính xác: https://www.dongnhacxua.com/tan-tac-tu-my

Tuan Ngo 3 năm trước

Trích trong bài: My)
Có những nhạc sỹ dạo qua vườn hoa tân nhạc chỉ với một ‘bông hoa’ nhưng đó lại là một đóa hoa ngào ngạt hương thơm và tồn tại mãi với thời gian. Nhạc sỹ Tu My là một trong số đó, với bản ‘Tac tác’ bất hủ. Dòng Nhạc Xưa xin giới thiệu một bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy để người yêu nhạc hiểu thêm về thân thế và sự nghiệp của Tu My.



Tan Tác và Tu My
(Nguồn: bài viết của nhạc sỹ Phạm Duy đăng trên PhamDuy2010.com)


Nhờ tôi đã quyết định trở về quê hương vào những năm đầu của thập niên 2000 và có cơ hội đi tìm lại dĩ vãng, trong đó có những ngày êm đềm của tuổi đi học hay những ngày sóng gió của tuổi vào đời; được đắm mình vào những xóm làng, đồng ruộng, đồi núi, sông biển quen thuộc hay chưa bao giờ đặt chân tới; được viếng thăm lần đầu tiên mồ mả, gia tiên; được ôm chặt vài ba người còn sống sót trong đám họ hàng, thân thích… nhờ vậy — nói một cách văn vẻ — tôi đã không đến nỗi mất tôi như tôi đã tưởng : tôi đã tìm thấy tôi.

Trong gần chín năm trời về sống bình thường ở trong nước, sau khi tôi đã quét dần được những khắc khoải trong tôi rồi, bây giờ tôi đã có thì giờ để làm những cuộc phiêu lưu khác, chẳng hạn đi tìm những cái hay cái đẹp của Việt Nam mà thời gian hay tình ngườitrong ly loạn đã phủ lên bằng một lớp bụi dầy. Tôi đã có thời gian, qua những cuốn sách nhỏ mang tên NHỚ, THỜI KỲ THÀNH LẬP CỦA TÂN NHẠC… lôi ra từ dĩ vãng ít nhiều giá trị cũ mà có thể nhiều người đã quên hay không biết. Bởi vì tôi được sống trong một thời đại tin học nên tôi đọc được rất nhiều tài liệu về Tân Nhạc ở trên NET, nhưng tôi không thấy trong kho tàng đó có một dữ liệu nào đáng kể về một bài hát và về một nhạc sĩ mà tôi đã có ý đi tìm từ lâu : đó là ca khúc nhan đề Tan Tác và nhạc sĩ mang tên Tu My. Ngay cả hình ảnh của ông mà cũng không ai có cả ! (Dường như có một tấm hình của Tu My in trong một cuốn sách của Hội Nhạc Sĩ Việt Nam xuất bản năm 2007 ở Hà Nội, mà tôi chưa mua được).

Nhưng vì tôi thấy rằng bài Tan Tác của Tu My là một bài hát được các ca sĩ hát nhiều nhất, kể từ khi nó vừa ra đời, nghĩa là từ những thập niên 50-60 bởi thế hệ thứ nhất là Anh Ngọc, Khánh Ly, Lệ Thu, Sĩ Phú, Tuấn Ngọc, qua thập niên 60-70 với Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Giao Linh, Sơn Ca, Mai Hương, và tới thập niên 70-80 là thế hệ thứ ba như Uyên Phương, Thái Hiền; rồi tới thập niên 2000 với thế hệ ca sĩ thứ bốn là Ánh Tuyết (tổng cộng có 13 ca sĩ đã hát bài này !)… thì tôi đã khởi sự cuộc đi “tìm cho bằng được” một tác giả và những bài hát còn nằm trong vòng bí ẩn, trong bóng tối, trong sự thờ ơ và quên lãng… cuộc sưu tầm này đã thành công phần nào nhờ ở sự giúp đỡ qúy báu của các nhạc sĩ Mặc Hy, Nguyễn Thiện Tơ và của bác sĩ Nguyễn Thế Nhân ở Hà Nội.

Tôi muốn nhân đây được trân trọng tạ ơn các vị đó.


Tu My và vợ. Ảnh: PhamDuy2010.com
Trước hết, tôi xin được phác họa Tiểu Sử của Tu My :

Nhạc sĩ Tu My (không phải là Tu M với “i” ngắn) sinh ngày 10-5-1928, quê ở Thanh Trì, Hà Nội, tên thật là Đỗ Mạnh Cường. 1944, lúc Tu My 16 tuổi, ông học ký âm pháp nơi thầy Nguyễn Văn Thông, cùng với Ngọc Bích, Đỗ Thế Phiệt, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Văn Ngạc và Nguyễn Hiền… 1946-48, trong kháng chiến chống Pháp, Tu My cùng bạn bè thường hay sinh hoạt văn nghệ ở một cái quán mang tên “Mai Hắc Đế” tại Cống Thần, Chợ Đại, Khu Ba. 1951, nhạc sĩ Nguyễn Hiền kể lại chuyện năm 1951, khi ông vừa ký xong hợp đồng với chủ Hotel de Paris ở Hà Nội, thì nhạc sĩ Tu My dẫn một thanh niên vừa mới từ Thanh Hóa hồi cư về thành, giới thiệu với ông để cộng tác với ban nhạc, người thanh niên đó là nhạc sĩ Nhật Bằng. 1952, Tu My là nhạc trưởng của Đài Phát Thanh Hà Nội. 1953, Khi 25 tuổi, Tu My kết duyên với bà Trần Thanh Lan lúc đó mới 18 tuổi. Hai người sẽ có bốn người con với nhau

Lam phan 2 năm trước

Quản trị viên vui lòng chỉnh lại câu cuối của bài hát mới đúng và thật ý nghĩa: kiếp sau hoạ gặp, kiếp nầy đành thôi.

intrepid Quản trị viên 2 năm trước

@Lam phan: Cám ơn bạn, đã sửa lại lời theo góp ý của bạn.

hungphamdoan 1 ngày trước

1/ Mây bao [Em] la trời đen u tối
Đêm đông [B7] trường lữ khách bâng [Em] khuâng
Ngóng về phương xa chờ tin [Am] nhạn
Nhưng nhạn [B7] nào có biết nơi nao mà [Em] chờ?
Nhạn còn véo [D] von bay cao bay xa [B7] tít
Chẳng có hẹn ngày về tìm [C] ai nơi [Em] nao!

ĐK:
Nhạn còn [B] say mê những bông hồng tươi [Abm] thắm
Nô [E] đùa cùng ngàn cành [B] liễu lả [F#] lơi như gợi tình [B] Xuân.
Nhạn còn mải bắt bướm [Abm] vàng xinh [C#m] xinh
Bay lướt [E] nhẹ nhịp [F#] nhàng bên ngàn suối [B7] trong.

2/ Bây [Bm] giờ chim đã bạt [F#m] ngàn khôn [Em] tìm
Cách [G] sông, cách núi muôn [B7] trùng
Gió [D] ơi, gió đưa chim [Em] về cùng ta kẻo ta mong
Gió [Am] im gió chẳng trả [Em] lời.
Chim [B7] hỡi hận lòng quyết gửi mây [Em] bay
Kiếp [D] sau họa [B7] gặp, kiếp này hẳn [Em] thôi.

(GIAN TẤU)

ĐK:
Nhạn còn [B] say mê những bông hồng tươi [Abm] thắm
Nô [E] đùa cùng ngàn cành [B] liễu lả [F#] lơi như gợi tình [B] Xuân.
Nhạn còn mải bắt bướm [Abm] vàng xinh [C#m] xinh
Bay lướt [E] nhẹ nhịp [F#] nhàng bên ngàn suối [B7] trong.

2/ Bây [Bm] giờ chim đã bạt [F#m] ngàn khôn [Em] tìm
Cách [G] sông, cách núi muôn [B7] trùng
Gió [D] ơi, gió đưa chim [Em] về cùng ta kẻo ta mong
Gió [Am] im gió chẳng trả [Em] lời.
Chim [B7] hỡi hận lòng quyết gửi mây [Em] bay
Kiếp [D] sau họa [B7] gặp..., kiếp này... hẳn [Em] thôi...

Nhập bình luận