“Hướng về Hà Nội” cùng người nhạc sĩ tài hoa của Thủ đô

Gửi bởi: intrepid | Lượt xem: 2377

Nói về những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội thì không thể không kể đến ca khúc Hướng về Hà Nội từng được thể hiện thành công bởi những ca sĩ thuộc nhiều thế hệ như Ngọc Bảo, Lê Dung, Khánh Ly, Lệ Thu...

Thừa hưởng "chất" lãng mạn từ gia đình
 
Sinh ra trong một gia đình gia giáo và có truyền thống về nghệ thuật nên nhạc sĩ Hoàng Dương đã được thừa hưởng những xúc cảm nghệ thuật tài hoa từ chính gia đình của mình.
Nhạc sĩ Hoàng Dương, tên thật là Ngô Hoàng Dương, là con trai của danh nhân văn hóa Hà Nội, nhà thơ, nhà báo Trúc Khê - Ngô Văn Triện. Chính bút danh Trúc Khê được ông sử dụng nhiều nhất còn được đặt tên cho một con phố yên bình và thanh tịnh bậc nhất của Thủ đô.
 
Nhạc sĩ tâm sự: "Có lẽ tôi chịu ảnh hưởng từ sự lãng mạn của cha mình. Thời tôi còn trẻ, cha tôi làm báo ở Hà Nội, cuối tuần lại về Từ Liêm với vợ và các con. Hồi đó, nhà nghèo nhưng ông vẫn cho đắp một ngọn núi gọi là Ngô Sơn và đào một hào nước chảy gần bên gọi là Đỗ Thủy (mẹ tôi họ Đỗ)".
 
Ông bồi hồi kể tiếp: "Cũng chính tại đó, cha tôi đã cùng những người bạn như Tản Đà, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân, Lưu Trọng Lư ngắm trăng thưởng rượu, bình thơ văn.
Và với những buổi sinh hoạt văn thơ như thế cộng với kho sách vở trong nhà với những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên, cho đến Verlaine, Lamarrtine, Baudelaire đã ảnh hưởng nhiều đến tâm hồn và con đường đi sau này của người nhạc sĩ tài hoa lãng tử Hà thành - Hoàng Dương.
 
Về ca khúc "Hướng về Hà Nội"
 
Nói về những ca khúc hay nhất viết về Hà Nội thì không thể không kể đến ca khúc Hướng về Hà Nội từng được thể hiện thành công bởi những ca sĩ thuộc nhiều thế hệ như Ngọc Bảo, Lê Dung, Khánh Ly, Lệ Thu, Thái Thanh, Hồng Nhung, Quang Dũng... Điều đặc biệt là dù qua giọng hát của ca sĩ nào, phong cách nào thì ở đó, người nghe vẫn cảm nhận được trọn vẹn những cảm xúc, tâm tình của người trai trẻ ngày ấy với trái tim cháy bỏng hướng về Thủ đô.
 
Hướng về Hà Nội là một sáng tác mang đậm nét lãng mạn, tài hoa của một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà thành. Cũng chính vì lẽ đó mà dường như ông nhận được sự đồng cảm của nhiều người có cùng những cảm xúc lãng mạn và niềm tin mãnh liệt trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Và một trong số đó là nhà thơ Quang Dũng.
 
Giai điệu mượt mà và thổn thức của nhạc sĩ thuở nào gửi về Thủ đô đã làm lay động bao thế hệ. Lời quyện với nhạc mang sức cuốn hút đến lạ kỳ: "Những ngày thơ ấu trôi qua / Mái trường phượng vĩ dâng hoa". Và ở đó, cái nhớ riêng hòa với cái nhớ chung thành một Hà Nội hiện lên lung linh, một Hà Nội "Một ngày hồng tươi hoa lá / Hát câu tình ca / Nói lên lời thiết tha".
 
Với tình yêu bất hủ, "Hướng về Hà Nội" vừa là một khúc tình ca vừa là tiếng lòng của muôn người con xa nhớ Hà Nội, còn là tiếng tâm hồn mỗi người sống giữa Thủ đô mà lòng lại nhung nhớ chính mình trong những ngày đẹp, ngày buồn đã qua.
 

“Hướng về Hà Nội” cùng người nhạc sĩ tài hoa của Thủ đô - Ảnh 1

Nhạc sĩ Hoàng Dương. Ảnh internet.
 
Hai đại tác phẩm của nền âm nhạc Việt Nam
 
Là một tác giả khí nhạc, là người có công đầu xây dựng bộ môn cello và khoa đàn dây của Nhạc viện Hà Nội, nhưng nhạc sĩ Hoàng Dương không nản lòng giữa những hỗn độn văn hóa và các ca khúc xô bồ ít tính nghệ thuật đang đầy rẫy của thực tại. Người nghệ sĩ tài hoa luôn trăn trở và lặng lẽ thực hiện những công việc đòi hỏi một tình yêu lớn, một trí tuệ thông sáng, một sức vóc kiên cường ngỡ khó có được ở tuổi gần 80. Từ niềm mong muốn lớn là làm sao đưa được nghệ thuật đỉnh cao đến với công chúng, ông đã say sưa thực hiện hai cuốn sách về âm nhạc, hai công trình lớn để giới thiệu âm nhạc có giá trị văn hóa cao của nhân loại đến với công chúng Việt Nam.
 
ông cho biết "thời gian biên dịch tác phẩm âm nhạc giao hưởng phương Tây/Tác giả -tác phẩm (Guide de la musicque symphonique trong bộ sưu tập Les indispensables de la musique, Nhà xuất bản Fayard, Paris 1999) không thể tính được chính xác. Tôi cứ làm thôi. Lúi húi, say mê một mình và khi xong thì đã qua nhiều năm", ông chia sẻ.
 
Ngay cả lúc đi nghỉ hè hay đi du lịch ở đâu đó ông cũng gỡ từ cuốn sách đang biên dịch ra một số lượng trang nhất định để mang đi tranh thủ làm. Cứ thế, những bản thảo viết tay lần lượt ra đời và chất chồng như không đếm xuể. Vậy mới hay, với người có tâm vì sự phát triển văn hóa thì  hành trình lao động nghệ thuật thật bền bỉ, lớn lao.
 
Và cuốn sách ông vừa cho ra đời âm nhạc giao hưởng phương Tây/Tác giả -tác phẩm với 900 trang khổ A4, đã  làm cho nhiều người trong giới phải thấy nể phục. Khi hội đồng nghiệm thu bộ bản thảo nhìn đã phát sợ. Giáo sư, tiến sĩ -nghệ sỹ ưu tú Ngô Văn Thành, Giám đốc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam đã phải thốt lên: "Công trình thế kỷ!".
 
Một số bài báo đã nhận định đây là cuốn sách âm nhạc đồ sộ nhất Việt Nam, với lời giải thích rõ, không chỉ ở số trang mà cơ bản là đồ sộ cả ở nội hàm cuốn sách.
 
Để giải thích cho niềm đam mê với một công việc đòi hỏi sự tập trung và mất rất nhiều thời gian này, Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Dương đã nói rằng niềm khao khát đem kiến thức hàn lâm cập nhật vào đời sống âm nhạc hôm nay đã thôi thúc ông một cách rất tự nhiên. "Tôi luôn thấy rất tiếc khi mấy trăm người trên sân khấu chơi những bản nhạc tuyệt diệu nhất của nhân loại mà khán giả ở mình lại không hiểu được", nhạc sĩ trầm ngâm.
Các bài viết khác:
Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa
Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa

Hôm nay đi chùa Hương. Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy. Em vấn đầu soi gương.

Kỳ duyên giữa nghệ sĩ tài danh và
Kỳ duyên giữa nghệ sĩ tài danh và "cô gái chùa Hương"

Xuất xứ câu chuyện "Em đi Chùa Hương" của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã từng được kể. Nhưng chuyện nhạc sĩ Đoàn Chuẩn lại mê ca sĩ hát bài này (bản do Trần Văn Khê phổ) thì chưa mấy…

Hai giai nhân của thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp
Hai giai nhân của thi sỹ Nguyễn Nhược Pháp

Cuộc đời thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp gắn bó với bóng dáng hai người phụ nữ đẹp: Mẹ cả, người đàn bà không sinh ra nhưng đã thương yêu, nuôi nấng ông bằng cả trái tim, và người con gái…

Nghe bài hát
Hợp âm ca khúc
Hướng về Hà Nội

1. Hà Nội [Am] ơi hướng [Dm] về thành phố xa [Am] xôi Ánh đèn giăng mắc muôn [Dm] nơi áo [F] màu tung gió chơi [E] vơi Hà Nội [Bm] ơi phố [F#m] phường giãi ánh trăng [B] mơ…