Cách tìm chủ âm (tone) một bài hát qua sheet nhạc

Gửi bởi: kynguyen65 | Lượt xem: 67249

Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra
a)      Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
b)      Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c)      Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) .  Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ


tim chu am cho bai nhac


Tại sao lại chưa rõ là chủ âm ở cung trưởng hay thứ ngay như thế ?  Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm 1 bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ.  Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)

Bài tập:


a) Bộ khóa có 3 dấu thăng :  3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol.  Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm  (Sol # cộng ½ cung là La ) La trưởng (A).  Ông cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) là gì?  Từ La, đếm xuống Sol, rồi xuống Fa ( F ) .  Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# ngĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng.  Do đó bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )
b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (B), Mi (E).  Dấu giảm trước cuối cùng là Si (B), nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)
Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. (Ðiều này tương tự như biết đươc người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình nhưng chưa biết ai là người ... "cầm quyền" trong nhà ? )

Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính?   Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc, nếu nó là nốt nào trong 2 nốt này thì đó là 6n chủ âm của bài

Ví dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (B) : Bài này thuộc cung  Si thứ (Bm) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D).  Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chống (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu.  Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn
b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bắng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Eb major và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ).  Trong "gia đình" này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ

Theo Piano Finger

Các bài viết khác:
The Ballad of Ho Chi Minh
The Ballad of Ho Chi Minh

The Ballad of Ho Chi Minh là tên một bài hát do nhạc sĩ Ewan MacColl sáng tác về Hồ Chí Minh. Bài hát có tên tiếng Việt là Bài ca Hồ Chí Minh. Bài hát được sáng tác vào khoảng năm 1954 và đã được nhiều người thể hiện.

Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...
Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...

"Có đường xa mà gió chiều quạnh quẽ. Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên... Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai. Là ai. Là ai mà…

Hãy
Hãy "Hôn em thật nhiều"

Bésame Mucho (nghĩa là "Hôn em thật nhiều") là một bài hát bolero được Consuelo Velázquez sáng tác năm 1940. Bài này đã được Trường Kỳ đặt lời tiếng Việt dưới nhan đề "Yêu nhau đi", Y Vân đặt lời dưới nhan đề "Đời là giấc mơ" và Phong Vũ dưới…

Hợp âm ca khúc
Hẹn một mùa xuân

1. [Am] Tôi sẽ về khi mùa xuân đơm hoa trước [D] ngõ Để em gái [Am] nhỏ mắt thơ ngây, tóc thôi biếng [F] chảy vì đợi chờ Đêm yên giấc [Em] ngủ cơn mơ dỗ [D] ngọt Cho…