Nhạc sĩ Lê Dinh: Sống trọn "kiếp tằm nhả tơ"

Gửi bởi: intrepid | Lượt xem: 2529

Nhắc đến Lê Dinh, người ta sẽ nhớ đến một nhạc sĩ sở hữu gia tài âm nhạc đồ sộ với các sáng tác bất hủ, làm mê đắm lòng người.

Lời nhạc của ông đơn sơ dễ hiểu, mộc mạc, đi thẳng vào tâm hồn người nghe. Các nhạc phẩm nổi tiếng của Lê Dinh có thể kể đến như: Hà Tiên, Cánh thiệp hồng, Ga chiều, Xác pháo nhà ai, Chiều lên bản Thượng, Tình yêu trả lại trăng sao, Thương về xứ Thượng, Ngang trái, Nỗi buồn Châu Pha...

Nhạc sĩ Lê Dinh

Nhạc sĩ Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh, sinh năm 1934, tại Gò Công - vùng đất khá phổ biến loại hình cổ nhạc của miền Nam thời đó nên từ bé, Lê Dinh đã chịu ảnh hưởng bởi những âm điệu của vọng cổ, của bài Bình bán, của điệu Tây Thi. Vì vậy mà nhạc Lê Dinh mang đậm bản sắc riêng với hai thể loại là nhạc tình và nhạc quê hương, gồm các bài hát viết về Huế, về miền cao nguyên.

Bắt đầu sáng tác từ năm 1953, nhưng mãi tới năm 1956, nhạc sĩ Lê Dinh mới chính thức ra mắt nhạc phẩm Làng anh làng em. Ngoài sự nghiệp sáng tác đơn với hơn 200 ca khúc, Lê Dinh còn cho ra đời nhiều nhạc phẩm nổi tiếng khi kết hợp cùng nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng.

Trước năm 1975 Lê Dinh cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng (tên ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng ghép thành) đã thành công với nhiều ca khúc lừng danh như: Gõ cửa, Chuyện tình Lan và Ðiệp, Căn nhà ngoại ô, Linh hồn tượng đá... Nhóm Lê Minh Bằng cũng đã đào tạo nên những ca sĩ nổi tiếng như: Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Hải Lý, Mạnh Quỳnh, Ngọc Tuyết...

Nhóm Lê Minh Bằng (tên ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng ghép thành)

Vốn ưa chuộng lối sống bình dị nên việc lấy cảm hứng sáng tác của Lê Dinh khá gần gũi. Từ một sự việc bất chợt xảy đến hay kỷ niệm thoáng qua, từ một quyển sách, từ một bài thơ hoặc hoàn cảnh của bạn bè... tất cả đều có thể trở thành chất liệu sáng tác của ông.

Lê Dinh viết nhạc khá nhanh và không cầu kỳ. Ông có thể làm nên những tuyệt phẩm ngay cả khi đang lái xe đến nơi làm việc hoặc một buổi tối bình yên bên tách trà sữa nóng. Lê Dinh thường sáng tác nhạc song song với lời ca, một câu nhạc là một câu lời và ông có thể sáng tạo ở nhiều thể loại âm nhạc, làn điệu như boléro, tango, habanera...

Năm 1978, Lê Dinh sang Canada định cư và ổn định cuộc sống. Như một "kiếp tằm nhả tơ", ngoài công việc sáng tác, ông còn làm báo để nuôi dưỡng tâm hồn nghệ sĩ. Các sáng tác mới của ông trong thời gian sinh sống tại hải ngoại như: Bài hát của người điên, Cho người tình cũ, Nắng bên này sông, Thương về Gò Công... đều mang nỗi khắc khoải của người sống xa quê hương.

Theo phunuonline.com.vn

Các bài viết khác:
Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Châu Kỳ với ca khúc Giọt lệ đài trang
Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Châu Kỳ với ca khúc Giọt lệ đài trang

Chương trình Tác giả & Tác phẩm giới thiệu về nhạc sĩ Châu Kỳ của Trung tâm Asia

Tác giả và Tác phẩm: Nhạc sĩ Trúc Phương với ca khúc Thói đời
Tác giả và Tác phẩm: Nhạc sĩ Trúc Phương với ca khúc Thói đời

Chương trình Tác giả & Tác phẩm giới thiệu về nhạc sĩ Trúc Phương của Trung tâm Asia

Nhạc sĩ Lam Phương:
Nhạc sĩ Lam Phương: "Gom góp yêu thương quê nhà..."

Tôi đến thăm nhạc sĩ của những bản tình ca bất hủ Lam Phương tại Mỹ vào một buổi chiều trung tuần tháng 8. California trước ngày tôi đến ai cũng bảo nóng như chảo lửa, nhưng rồi lại dần…

Tiểu sử Lê Dinh

Lê Dinh (sinh 1934) tên thật là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). 

Ông là nhạc sĩ hoạt động từ giữa thập kỉ 1950 tại miền Nam Việt Nam và tiếp tục sau này tại hải ngoại. Ông từng là một trong 3 thành viên của nhóm Lê Minh Bằng.

Xem chi tiết

Sáng tác của Lê Dinh
Nỗi buồn hoa phượng

1. Mỗi năm đến hè lòng man mác [Em] buồn Chín mươi ngày [B7] qua chứa chan tình [Em] thương...

Cánh thiệp đầu xuân

1. Hoa lá [C] nở thắm đẹp [F] làn môi [C] hồng Xuân đến [F] rồi đây nào ai biết...

Nếu anh đừng hẹn

1. Lỡ yêu [Dm] rồi làm [G] sao quên được anh [Dm] ơi Những đêm buồn nhìn [D7] về dĩ...

Hà Tiên

Tôi nhớ hoài một [Am] chiều dừng chân ghé [Dm] qua thăm miền ước [C] mơ Hà Tiên mến [F]...

Tình yêu trả lại trăng sao

1. Thôi hết rồi người đã xa [Em] tôi Quên hết [E7] lời thề ngày xa [Am] xôi [D] Quên...