Trịnh Công Sơn và thành phố Quy Nhơn

Gửi bởi: intrepid | Lượt xem: 6381

Cuối năm 2018, TP.Quy Nhơn đã có tên đường Trịnh Công Sơn và sắp tới, tỉnh Bình Định sẽ dựng tượng nghệ thuật người nhạc sĩ tài hoa này ở bờ biển Quy Nhơn - nơi ông từng sống, học tập và sáng tác những ca khúc nổi tiếng.

Việc UBND tỉnh Bình Định quyết định đặt tên đường, dựng tượng nghệ thuật người nhạc sĩ lớn của nền tân nhạc VN như một sự tôn vinh, một điểm nhấn du lịch là tin vui, góp phần làm giàu thêm mảng văn hóa có bề dày của tỉnh.

Trịnh Công Sơn người Huế, vào học Sư phạm Quy Nhơn khóa I (1962 - 1964) và sáng tác (tại đây hoặc mang đậm dấu ấn từ miền đất này) những ca khúc: Dã tràng ca, Biển nhớ, Diễm xưa, Nắng thủy tinh, Cát bụi, Chiều chủ nhật buồn… Thực ra, Quy Nhơn - vùng đất ít được biết đến của cuộc đời Trịnh Công Sơn (vì lúc này ông chưa thật nổi tiếng), nhưng nhạc sĩ đã từng viết về vùng đất đó, ngắn, cô đọng và thật nhiều gợi mở. Đó là bài Về một thành phố tôi đã xa trên Văn nghệ Nghĩa Bình (1988) qua “đặt hàng” của người bạn đồng hương Huế - nhà báo Ngô Quang Hiển. Một số đoạn Trịnh Công Sơn viết về Quy Nhơn trong Về một thành phố tôi đã xa: “Dạo ở đó tôi còn trẻ và tôi yêu biển vô cùng. Biển nhớ là bài hát tôi viết cho những đường phố Quy Nhơn. Những đường phố và biển và một người bạn gái hằng đêm cùng tôi ngồi nhìn biển. Điều ấy bây giờ đã trở thành quá khứ nhưng trong tôi Quy Nhơn vẫn còn rõ như một tấm gương”; hay “Quy Nhơn có những tháp Chàm lặng lẽ nghìn năm “mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ”. Có thể rất gần đây tôi sẽ chuẩn bị một chuyến trở về Quy Nhơn để tần ngần ngồi nhìn một bờ biển của những ngày xưa, lúc một hạt cát cũng đủ làm tôi cảm động”...

Và năm 1998, Trịnh Công Sơn đã về Quy Nhơn cùng nhóm Những người bạn nhân dịp kỷ niệm “396 năm Quy Nhơn, 100 năm thành phố tỉnh lỵ”. Người nhạc sĩ đã thăm lại biển của ngày xưa, đã cùng các nhạc sĩ gặp gỡ người hâm mộ, nghe những ca khúc của mình ở cà phê Da Vàng tại trung tâm văn hóa tỉnh.

Có thể nói rằng biển Quy Nhơn đã có tác động mạnh đến những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Đó là trường ca Dã tràng ca được nhạc sĩ sáng tác và dàn dựng ở Quy Nhơn đã như khởi đầu cho đời nhạc rong ruổi, du ca trên từng phận mình, phận người của ông. Ngoài những ca khúc lấy biển làm cảm hứng chủ đạo như: Dã tràng ca, Biển nhớ, Biển sáng, Biển nghìn thu ở lại, có những bài có vẻ chẳng liên quan gì đến biển, nhưng biển vẫn hiện diện thẳm sâu triết lý về thân phận hoặc lặng trầm hun hút, chơi vơi tình: “Cuộc đời đó, nửa đêm tiếng ca lên như than phiền/Bàng hoàng lạc gió mấy miền/Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm” (Dấu chân địa đàng); “Những bước chân mềm mại/đã đi vào đời người/như từng viên đá cuội/rớt vào lòng biển khơi” (Tình nhớ)...

Điều quan trọng là thời khắc. Như chia sẻ của Trịnh Công Sơn trong Về một thành phố tôi đã xa, biển và Quy Nhơn in dấu ấn lớn trong ông thế nào. Và nếu Quy Nhơn tự hào rằng đã góp một phần cho hành trang dài của người nhạc sĩ tài hoa thì cũng không phải nói quá.

Theo Thanh Niên

Các bài viết khác:
Từ Hoa sứ nhà nàng đến nhạc Gò Công
Từ Hoa sứ nhà nàng đến nhạc Gò Công

Nhiều người dân Gò Công vẫn hát Hoa sứ nhà nàng mà không hề biết tác giả của nó chính là ông thợ sửa đồng hồ phố huyện.

Vợ cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh: Hầu hết hát sai lời Tự nguyện
Vợ cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh: Hầu hết hát sai lời Tự nguyện
Thời gian qua, nhiều người có lẽ vì chưa hiểu sâu xa ý tứ bài hát Tự nguyện nên đã hát sai, chữ 'nếu là người' bị mất chữ 'nếu', 'cắm cao' thành 'phất cao'...
Ca khúc 'Hẹn hò' của nhạc sĩ Phạm Duy – Câu chuyện tình buồn giữa một mùa Ngâu
Ca khúc 'Hẹn hò' của nhạc sĩ Phạm Duy – Câu chuyện tình buồn giữa một mùa Ngâu

Ca khúc “Hẹn Hò” của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác đầu thập niên 1950, khi tác giả mới vừa đến tuổi tam thập nhi lập sau thời gian của bước đường kiêu bạt ca nhân lãng tử giang hồ.

Tiểu sử Trịnh Công Sơn

Trịnh Công Sơn (28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001), được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với nhiều tác phẩm rất phổ biến.

Hiện nay chưa có thống kê về số tác phẩm để lại của ông (ước đoán con số không dưới 600 ca khúc), phần lớn là tình ca. Tuy nhiên số ca khúc của ông được biết đến rộng rãi là 236 ca khúc (cả lời và nhạc). Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Xem chi tiết

Sáng tác của Trịnh Công Sơn
Diễm xưa

1. Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp [Am] cổ Dài tay em [C] mấy thuở mắt xanh [Dm] xao...

Còn tuổi nào cho em

1. Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều [Em] nay Tuổi nào ngồi [E7] hát mây bay ngang [Am] trời...

Hạ trắng

1. Gọi [Am] nắng, trên vai em gầy đường xa áo [Dm] bay Nắng qua mắt buồn , lòng hoa...

Một cõi đi về

1. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra [Em] đi [Am] Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi [Em] mệt...

Cát bụi

1. Hạt bụi [Am] nào hóa kiếp thân tôi Để một [Dm] mai vươn hình hài lớn [Am] dậy [E7]...